Digi invest logo

CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC

Chứng khoán Tuần 11-15/03/2024: Áp lực từ khối ngoại tăng cao

VN-Index kết tuần tăng điểm tốt đồng thời khối lượng giao dịch vẫn duy trì trên mức trung bình 20 tuần cho thấy dòng tiền trên thị trường đang giao dịch tích cực. Tuy nhiên, áp lực bán mạnh từ khối ngoại trong tuần qua sẽ tiếp tục gây cản trở cho chỉ số trong việc duy trì đà tăng.

Thị trường chứng khoán trải qua tuần giao dịch không mấy lạc quan khi đà tăng bị chững lại kèm theo đó bắt đầu xuất hiện nhịp giảm vào 2 phiên cuối tuần. 

Bên cạnh đó, khối ngoại thực hiện chuỗi bán ròng mạnh liên tiếp trong tuần qua càng khiến cho tâm lý bi quan của nhà đầu tư tăng cao. Kết phiên, VN-Index đóng cửa với mức giảm 0.48 điểm, tương đương 0.04%.
Thị trường Việt NamWTD GIÁ
 VNINDEX

 1.32

 1,263.78

 VN30 INDEX

 0.50

 1,256.42

 HNX INDEX

 1.36

 239.54

 UPCOM INDEX

 0.13

 91.35

Chiến lược giao dịch:
Trung hạn: Nắm giữ cổ phiếu, tái cơ cấu sang các nhóm cổ phiếu được dòng tiền lựa chọn trong giai đoạn này.

Ngắn hạn : Cơ hội ngắn hạn T+ có thể xuất hiện ở nhóm cổ phiếu midcap khi nhóm ngân hàng điều chỉnh. Dòng tiền vẫn còn ở lại thị trường, dòng bán lẻ & BĐS KCN đang thu hút được dòng tiền đầu cơ và cho thấy nhóm này đang mạnh hơn thị trường chung

Các cổ phiếu đáng chú ý: HDC, DIG, MSN, DGC, NLG, KDH, PVS, PVT
Xét theo mức độ đóng góp, GVR, GAS và BID là những mã có tác động tích cực nhất đến VN-Index với đóng góp gần 3.5 điểm cho chỉ số. Ở chiều ngược lại, VIC, VCB và VHM là các mã có tác động tiêu cực nhất. Tính riêng VIC đã lấy đi hơn 1.4 điểm của chỉ số.

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng hơn 2,376 tỷ đồng trên cả hai sàn. Khối ngoại bán ròng hơn 2,288 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng hơn 88 tỷ đồng trên sàn HNX.

Phân tích kỹ thuật
Khung chart tuần (W1): Tuần vừa qua sau khi Index đã tạo nến tuần khá xấu với khối lượng tăng đột biến, mẫu hình nến búa (hammer) của tuần trước đó. Chỉ số VNINDEX tuần qua vượt mức đỉnh ngắn hạn 1250 và đạt mức cao nhất tại 1277. 

Hiện tại là Chỉ số VNINDEX vẫn đóng cửa trên các đường ma10 và ma20 thể hiện xu hướng tăng giá trung hạn vẫn được giữ vững. Ngưỡng hỗ trợ trung hạn của chỉ số được nâng lên tại vùng 1150-1180. Chỉ báo RSI ngay khi vừa chạm ngưỡng 70 thì điều chỉnh lại dưới vùng quá mua khung tuần và MACD đã hồi phục đáng kể và cho thấy tín hiệu của xu hướng tăng giá trung hạn sẽ tiếp tục được giữ vững.

Khung chart ngày (D1): Sau khi thị trường ổn định lại sau đó do lực cầu bắt đáy của nhóm nhà đầu tư giao dịch ngắn hạn, chỉ số tăng liên tiếp 4 phiên sau đó và vượt đỉnh rồi lại xuất hiện 1 phiên phân phối với khối lượng lớn và biên độ cao. Chỉ số phiên cuối tuần qua giảm 21 điểm cho thấy các dấu hiệu của đợt phân phối thứ Hiện tại chỉ số RSI khung ngày đã xuất hiệu tín hiệu phân kỳ dự báo chỉ số sẽ điều chỉnh trong giai đoạn sắp tới. Chỉ báo MACD đưa tín hiệu điều chỉnh khi đường tín hiệu đã cắt xuống dưới đường macd.

Các mốc kháng cự tiếp theo 1300 - 1320
Kháng cự trung hạn: 1200 - 1250.
Mức hỗ trợ gần nhất: 1150- 1180
Mức hỗ trợ trung hạn: 1000-1030
Mức hỗ trợ dài hạn: 880-900

CHỨNG KHOÁN TOÀN CẦU

S&P 500 giảm 2 tuần liên tiếp
Chỉ số S&P 500 giảm điểm vào ngày thứ Sáu (15/03) và ghi nhận 2 tuần giảm liên tiếp, với nhóm cổ phiếu công nghệ chịu áp lực do những lo ngại về lạm phát vẫn là trọng tâm trước khi cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) diễn ra vào tuần tới.

S&P 500 giảm 0.13% trong tuần này. Dow Jones hạ 0.02% trong tuần và Nasdaq Composite mất 0.7%.
Các cổ phiếu công nghệ đa số chìm trong sắc đỏ, với cổ phiếu Amazon và Microsoft đều giảm hơn 2%. Cổ phiếu Apple và Alphabet cũng suy giảm. Cổ phiếu Nvidia biến động mạnh trong tuần này khi nhà đầu tư lo ngại về việc định giá cổ phiếu và chốt lời, cuối phiên cổ phiếu này giảm nhẹ nhưng vẫn tăng 0.4% trong tuần.

Nhà đầu tư vẫn hết sức cảnh giác sau hàng loạt dữ liệu từ đầu tuần. Chỉ số giá sản xuất PPI tháng 2, một thước đo lạm phát bán buôn, tăng mạnh hơn dự báo. Dữ liệu này đã giúp thúc đẩy lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 22 điểm cơ bản trong tuần này, khi nhà đầu tư tự hỏi liệu dữ liệu kinh tế gần đây có quá mạnh để Fed nới lỏng chính sách tiền tệ hay không. Fed sẽ bắt đầu cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày vào ngày 19/03.

Thị trường đang dự báo xác suất 99% ngân hàng trung ương sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp chính sách vào tuần tới, theo công cụ CME FedWatch.

Thị trường Thế giớiWTD GIÁ

S&P 500 Index

 (0.13)

 5,117.09

DJIA

 (0.02)

 38,714.77

NASDAQ

 (0.70)

 15,973.17

Nikkei 225

 (2.47)

 38,707.64

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA TIỀN TỆ

Thị trường Thế giớiWTD GIÁ

Chỉ số USD (DXY)

 0.69

 103.43

Tỷ giá EUR-USD

 (0.46)

 1.0887

Tỷ giá USD-JPY

 1.33

 149.02

NYMEX Light Sweet Crude Oil (WTI)

 3.88

 81.04

VÀNG THẾ GIỚI ($/Ounce)

 (1.06)

 2,156.00

USD Index
Chỉ số đồng USD tăng 0.69% lên mức 103.43 điểm
Giá dầu
Dầu tăng trong tuần bất chấp đà suy yếu trong phiên
Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm nhẹ vào ngày thứ Sáu (15/03) nhưng vẫn tăng trong tuần này, sau khi tăng mạnh trong 2 phiên trước đó.

Hợp đồng dầu WTI và dầu Brent đều tăng hơn 3.5% từ đầu tuần đến nay.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hiện đều dự báo thị trường dầu thô khan hiếm trong năm nay. IEA đã điều chỉnh triển vọng của mình trong năm 2024, dự báo nguồn cung sẽ thiếu hụt nhẹ thay vì thặng dư. Dự báo của IEA hiện phù hợp hơn với dự báo của OPEC.

Các cuộc tấn công của Ukraine trong tuần này vào các nhà máy lọc dầu của Nga cũng làm bật lên nguy cơ chiến tranh ở Đông Âu gây ra cho sản xuất dầu thô và nguồn cung nhiên liệu.
Giá vàng
Vàng thế giới có tuần giảm đầu tiên trong 4 tuần
Giá vàng ổn định vào ngày thứ Sáu (15/03) nhưng ghi nhận tuần sụt giảm đầu tiên trong 4 tuần, khi nhà đầu tư hạ thấp kỳ vọng về việc hạ lãi suất của Mỹ sau khi dữ liệu trong tuần cho thấy áo lực giá tăng.

Tuần này, hợp đồng vàng đã mất 0.8%, ghi nhận tuần giảm đầu tiên kể từ giữa tháng 2/2024, sau khi đạt mức cao kỷ lục 2,194.99 USD/oz vào tuần trước.
Hợp đồng vàng tương lai lùi 0.3% xuống 2,161.5 USD/oz.

Dữ liệu tuần này cho thấy giá tiêu dùng CPI tại Mỹ tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 2 và giá sản xuất PPI cũng cho thấy lạm phát có phần ổn định.
Top 5 Gói cổ phiếu 
(theo Hiệu quả đầu tư từ khi tạo gói)
LÃI SUẤT TIỀN GỬI TẠI MB

Kỳ Hạn

Tiền gửi số

Chứng chỉ tiền gửi

< 6M

2.7%

3.0%

6M

3.7%

-

12M

4.7%

-

Chứng chỉ quỹNAV/CCQ1 thángTừ đầu năm (YTD)3 Năm
Quỹ Cổ Phiếu

VESAF

29.017

5.68

12.32

57.20

SSISCA

35.694

7.80

16.69

45.57

DCBC

28.399

7.51

12.25

23.55

VEOF

28.532

7.54

14.01

47.80

BMFF

11.793

6.91

10.06

NULL

Quỹ Trái phiếu

MBBOND

14.300

0.69

1.82

19.43

SSIBF

14.999

0.72

1.68

21.43

DCBF

25.693

0.58

1.19

22.38

VFF

22.640

0.57

1.52

25.96

Quỹ cân bằng

DCDS

74.442

8.10

13.27

30.68

MBVF

20.349

6.79

11.06

18.02

VIBF

16.432

4.26

8.14

33.48

 

LÃI SUẤT TIẾT KIỆM "LAO DỐC", NÊN ĐỔ TIỀN VÀO ĐÂU?

Làn sóng giảm lãi suất tiết kiệm mạnh nhất trong 10 năm qua đang khiến nhiều người "ngán ngẩm". Thống kê trong ngày đầu tháng 3/2024 cho thấy, lãi suất huy động tiếp tục được một số ngân hàng điều chỉnh giảm so với cùng kỳ tháng 2/2024, với mức giảm từ 0,1 – 0,5%/tùy kỳ hạn và ngân hàng. Không còn ngân hàng nào áp dụng mức lãi suất từ 6%/năm ở tất cả các kỳ hạn (không bao gồm các khoản tiền gửi có giá trị lớn, theo quy định của từng ngân hàng).
Có thể thấy so với đầu năm 2023, mặt bằng lãi suất tiết kiệm các ngân hàng hiện đã giảm một nửa. Báo cáo chiến lược của SSI Research công bố mới đây cho rằng vẫn còn dư địa để Ngân hàng Nhà nước thực hiện thêm một đợt cắt giảm lãi suất chính sách nữa vào năm 2024. Nguyên nhân là hoạt động kinh tế vẫn chưa quay trở lại xu hướng tăng trưởng tiềm năng, chưa kể đến việc 2024 sẽ là năm đột phá cho kế hoạch trung hạn 2021-2025.

Nên lựa chọn kênh đầu tư nào trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm giảm sâu như vậy? Hãy xem ngay tại bài viết sau đây:

Zalo OA
Hỗ trợ

Fanpage
Nền tảng

Nhóm hỗ trợ
vận hành

Kênh youtube
Hướng dẫn