Digi invest logo

CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC

Chứng khoán Tuần 11-15/11/2024: Áp lực từ khối ngoại tăng cao
VN-Index trải qua tuần giao dịch khá tiêu cực khi liên tục giảm sâu kể từ khi cắt xuống đường SMA 200 ngày. Bên cạnh đó, áp lực bán ròng của khối ngoại chưa có dấu hiệu suy giảm khiến cho tình hình càng trở nên bi quan.
Thị trường Việt NamWTD GIÁ

VNINDEX

(2.71)

1218.57

VN30 INDEX

(3.50)

 1271.22

HNX INDEX

(2.36)

221.53

UPCOM INDEX

(0.89)

91.33

Nhà đầu tư trải qua tuần giao dịch đầy sóng gió khi VN-Index giảm đến 4/5 phiên, trong đó 2 phiên cuối tuần đều lao dốc mạnh hơn 1%. Mất đi lực đỡ chính từ nhóm cổ phiếu trụ, chỉ số dần đánh rơi các ngưỡng hỗ trợ với áp lực bán trên diện rộng. Thêm vào đó, xu hướng bán ròng kéo dài của khối ngoại cũng làm gia tăng thêm sự bi quan trong tâm lý nhà đầu tư. Kết thúc phiên 15/11, VN-Index dừng ở mốc 1,218.57 điểm, giảm 13.32 điểm so với phiên trước.

Xét về mức độ ảnh hưởng, top 10 mã tác động tiêu cực nhất đến thị trường hôm nay đều thuộc nhóm VN30, lấy đi tổng cộng hơn 6 điểm của VN-Index, dẫn đầu là BID, FPT, VNM, CTG và HPG. Ở phía ngược lại, VTP, KBC và VRE tuy ảnh hưởng tích cực nhất nhưng mức độ đóng góp không đáng kể.

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng với giá trị hơn 4.2 ngàn tỷ đồng trên cả hai sàn trong tuần này. Trong đó, khối ngoại bán ròng hơn 4.1 ngàn tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng gần 115 tỷ đồng trên sàn HNX.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Khung chart tuần (W1): VNINDEX đã đóng tuần bằng một nến mazubozu đỏ đặc cho thấy áp lực bán lớn và mạnh diễn ra. Các thành viên tham gia thị trường đã thể hiện ý chí bán dứt khoát thể hiện ở việc biên độ giảm giá lớn, thanh khoản cao. 

VNINDEX tuần trước test đường ma20 tuần nhưng không thành công và sang tuần này chỉ số bị bán đến ngưỡng gần thấp nhất trong tuần.

Chỉ báo RSI giảm hẳn về vùng 42 cho thấy động lực giảm giá lớn dần và sẽ gia tăng trong thời gian tới . Chỉ số RSI nếu rơi khỏi mốc 50 sẽ tìm về đến mốc 40 và 30.

Đường MACD & MACD Histogram đang cho thấy tín hiệu giảm giá và tăng lên về động lực giảm của thị trường trong trung hạn. Rủi ro khi các đường tín hiệu MACD có thể quay xuống miền dưới 0 sau đó mới có nhịp hồi phục từ thị trường.

Các mốc kháng cự tiếp theo 1300 - 1320
Kháng cự trung hạn: 1420.
Mức hỗ trợ gần nhất: 1180 - 1200
Mức hỗ trợ dài hạn: 1000-1030

Khung chart ngày (D1): Sau nỗ lực hồi phục thất bại ở hai phiên đầu tuần Chỉ số VNINDEX giảm giá liên tiếp trong các phiên trong tuần và chỉ có phiên hồi phục với thanh khoản cải thiện ở phiên 13/11.

Chỉ số sau khi kiểm nghiệm đường ma20 không thành công và quay trở lại xu hướng giảm giá. Hiện tại VNINDEX vẫn đang vận động dưới 2 đường ma ngắn hạn là ma10 và m20. Xu hướng giảm ngắn hạn của cổ phiếu vẫn tiếp diễn

Đường RSI đã đi vào vùng quá bán khi kết tuần phiên thứ 6 chỉ số rsi đạt mốc 28.16. Tuy đã vào vùng quá bán nhưng RSI chưa cho tín hiệu đảo chiều hay phân kỳ hoặc uốn lên phục hồi. Do đó rủi ro thị trường tiếp tục bị bán tháo trong các phiên tiếp theo vẫn hiện hữu.

Chỉ báo MACD và MACD- Histogram vẫn cho tín hiệu phân kỳ âm – giảm giá trong khung Daily biểu hiện cho việc thị trường giảm giá trong ngắn hạn. Hiện tại MACD đang vận động ở miền dưới 0 và vẫn chưa cho tín hiệu phân kỳ dương báo hiệu cho sự phục hồi của chỉ số.


Chiến lược giao dịch:
Trung hạn: Hạn chế giải ngân quanh vùng giá này. Giữ tỷ lệ tiền trong danh mục cao. Chờ đợi giải ngân ở vùng giá hỗ trợ 1180-1200
Ngắn hạn: Thị trường đã phá vỡ vùng hỗ trợ 1240. Cần chờ đợi phiên rũ bỏ của chỉ số khi chỉ số giảm nhanh về vùng 1180-1200. Các cổ phiếu đáng chú ý:
Ngân hàng: ACB MBB VPB VIB
Chứng khoán: HCM SSI VCI
Thực phẩm: MSN, DBC
Bán lẻ: MWG
Thép: HPG

CHỨNG KHOÁN TOÀN CẦU

Phố Wall chao đảo, Dow Jones giảm hơn 300 điểm, Nasdaq mất hơn 2%
Thị trường chứng khoán lao dốc trong ngày 15/11 khi đà tăng sau bầu cử chững lại và nhà đầu tư lo ngại về lộ trình lãi suất của Fed.

Khép phiên, chỉ số Dow Jones đóng cửa ở mức 43,444.99 điểm, đánh mất 305.87 điểm (tương đương 0.70%). Trong khi đó, S&P 500 lùi 1.32% xuống 5,870.62 điểm và Nasdaq Composite giảm 2.24% về ngưỡng 18,680.12 điểm.

Nhóm dược phẩm bị bán tháo mạnh. Thông tin Tổng thống đắc cử Donald Trump có ý định bổ nhiệm Robert F. Kennedy Jr. - một người nổi tiếng với quan điểm hoài nghi về vắc-xin - vào vị trí Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh đã khiến cổ phiếu các công ty dược phẩm lao dốc không phanh. Amgen chìm trong sắc đỏ với mức giảm 4.2%, trong khi Moderna thậm chí còn tệ hơn khi mất 7.3%. 

Quỹ ETF SPDR S&P Biotech trải qua tuần tồi tệ nhất kể từ năm 2020 khi sụt hơn 5%.
Làn sóng bán tháo tiếp tục lan sang lĩnh vực công nghệ. Những cái tên đình đám như Nvidia, Meta Platforms, Alphabet và Microsoft đều không thoát khỏi vòng xoáy giảm điểm. Riêng Tesla đi ngược dòng với mức tăng 3%.

Trước đó, Chủ tịch Fed Jerome Powell làm giảm kỳ vọng của thị trường khi tuyên bố ngân hàng trung ương "không vội vã" hạ lãi suất. Theo ông Powell, nền kinh tế đang tăng trưởng tốt, cho phép Fed có thêm thời gian cân nhắc về quy mô cắt giảm lãi suất. Quan điểm thận trọng này còn được củng cố bởi Chủ tịch Fed Boston Susan Collins, khi bà chia sẻ với The Wall Street Journal rằng việc hạ lãi suất trong tháng tới không phải là điều tất yếu.

Ở một diễn biến khác, kinh tế Mỹ vừa đón tin vui về doanh số bán lẻ. Doanh số bán lẻ tháng 10 tăng 0.4%, vượt dự báo 0.3% của các chuyên gia. Chỉ số lạm phát tiêu dùng cũng nằm trong tầm kiểm soát, phù hợp với kỳ vọng của giới phân tích.

Đà tăng ấn tượng sau chiến thắng của Trump - đưa cả ba chỉ số chạm đỉnh lịch sử vào thứ Hai - dường như đã hết hơi. Kết thúc tuần giao dịch, S&P 500 mất 2.1%, Nasdaq Composite sụt 3.2% và Dow Jones giảm 1.2%.

Thị trường Thế giớiWTD GIÁ

S&P 500 Index

(2.08)

5,870.63

DJIA

(1.24)

43,444.99

NASDAQ

(3.15)

18,680.12

Nikkei 225

(2.17)

 38,642.91

Kospi

(5.63)

2,542.36

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA TIỀN TỆ

Tỷ giá & Giá dầuWTD GIÁ

Chỉ số USD (DXY)

1.64

 106.67

Tỷ giá EUR-USD

(1.67)

 1.0538

Tỷ giá USD-JPY

1.12

 154.281

NYMEX Light Sweet Crude Oil (WTI)

(4.94)

66.90

VÀNG THẾ GIỚI ($/Ounce)

(4.52)

 2,563.22

USD Index
Chỉ số đồng USD tăng 1.64% lên mức 106.67 điểm
Giá dầu
Giá dầu sụt hơn 2% vì lo ngại dư cung và đồng USD
Nỗi lo tiếp tục bao trùm thị trường dầu mỏ khi giá "vàng đen" ghi nhận tuần giảm đáng kể.
Trong tuần qua, hợp đồng dầu WTI tương lai chìm trong sắc đỏ với mức giảm gần 5%, trong khi dầu Brent - thước đo toàn cầu - cũng sụt gần 4%.

Riêng trong phiên 15/11, hợp đồng dầu WTI giao tháng 12 chốt ở mức 67.02 USD/thùng, giảm 1.68 USD (tương đương 2.45%). So với đầu năm nay, dầu WTI đã giảm hơn 6%. Tương tự, hợp đồng dầu Brent tương lai cũng lùi 1.52 USD (tương đương 2.09%) xuống 71.04 USD/thùng, nâng mức giảm từ đầu năm lên gần 8%.

Thị trường xăng dầu cũng khá ảm đạm. Giá xăng RBOB kỳ hạn tháng 12 giảm 1.63% xuống 1.9493 USD/gallon, đánh dấu mức giảm hơn 7% kể từ đầu năm.

Áp lực giảm giá đến từ nhiều phía. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa đưa ra dự báo đáng lo ngại về tình trạng dư cung hơn 1 triệu thùng/ngày vào năm 2025, chủ yếu do sản lượng tại Mỹ tăng mạnh. Trong khi đó, OPEC - nhóm các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ - đã phải hạ dự báo nhu cầu trong tháng thứ tư liên tiếp, phản ánh sự yếu kém dai dẳng của nhu cầu tại Trung Quốc.
Thêm vào đó, sức mạnh của đồng USD sau chiến thắng bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống cũng góp phần đè nặng lên thị trường dầu mỏ. 

Đồng bạc xanh tăng giá khiến dầu thô - vốn được định giá bằng USD - trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua sử dụng các đồng tiền khác.
Giá vàng
Vàng thế giới tiếp tục rơi, ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong 3 năm
Thị trường vàng thế giới đang trải qua một trong những tuần ảm đạm nhất trong vòng 3 năm qua. Vàng đang dần mất đi sức hấp dẫn khi đồng USD ngày càng mạnh trong bối cảnh Fed tỏ ra thận trọng hơn về việc hạ lãi suất trong thời gian tới.

Chốt phiên giao dịch ngày 15/11, giá vàng giao ngay trượt nhẹ 0.1% xuống mức 2,562.59 USD/oz, trong khi hợp đồng vàng tương lai của Mỹ cũng lùi 0.2% về ngưỡng 2,567.20 USD. Đáng chú ý, kim loại quý này đã đánh mất hơn 4% giá trị trong tuần.

Đồng USD đang tăng không ngừng nghỉ và ghi nhận tuần tăng ấn tượng nhất trong hơn 1 tháng. Sức mạnh của đồng bạc xanh khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với nhà đầu tư nắm giữ các đồng tiền khác, từ đó làm giảm nhu cầu.

Tuyên bố "không vội vàng" hạ lãi suất của Chủ tịch Fed Jerome Powell càng khiến thị trường vàng thêm phần ảm đạm. Theo công cụ CME Fedwatch, xác suất Fed cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 12 đã giảm mạnh từ 83% xuống còn 62% chỉ sau một ngày.

Thêm vào đó, kế hoạch áp thuế của Tổng thống đắc cử Donald Trump được dự báo sẽ đẩy lạm phát tăng cao, có thể buộc Fed phải thận trọng hơn trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Điều này càng khiến vàng - vốn là tài sản không sinh lời - trở nên kém hấp dẫn hơn trong môi trường lãi suất cao.

Hiệu quả đầu tư chứng chỉ quỹ trên nền tảng Digi Trading

CCQLợi nhuận TB 3 năm gần nhất (2021 -2023)Lợi nhuận YTDLoi nhuận 1 tháng gần nhấtLợi nhuận 1 tuần gần nhất
Quỹ Cổ Phiếu
MBVF8.04%16.57%-2.60%-0.12%
VCBF-MGF8.96%21.08%0.37%-0.16%
BMFF12.55%14.15%-2.95%-0.30%
VBBF-BCF12.61%22.93%-1.54%-0.76%
VMEEF29.90%30.78%-1.69%-0.92%
TCRES1.34%-3.88%-2.60%-1.30%
VESAF18.40%17.52%-2.27%-1.32%
TCSME12.92%-2.16%-2.50%-1.40%
VEOF14.00%19.36%-1.75%-1.68%
DCDE9.45%13.22%-3.01%-2.06%
DCDS13.41%18.87%-2.98%-2.30%
MAFEQI7.73%16.30%-4.17%-2.37%
TCEF5.71%0.81%-8.10%-2.60%
TCFIN9.56%3.23%-7.70%-3.70%
Quỹ Cân bằng
VIBF9.72%17.35%-0.59%-0.33%
VCBF-TBF 7.77%-1.98%-0.66%
MAFBAL11.20%14.52%-1.16%-1.05%
MDI9.00%10.78%-1.89%-1.31%
CCQLợi nhuận TB 3 năm gần nhất (2021 -2023)Lợi nhuận YTDLợi nhuận YTD (Quy %/năm)Loi nhuận 1 tháng gần nhất
Quỹ Trái phiếu
DCBF6.86%5.94%6.82%0.53%
VFF7.73%5.76%6.61%0.52%
DCIP5.38%4.76%5.46%0.48%
MBAM 3.39%7.03%0.39%
TCBF8.54%12.49%14.34%0.20%

 

 
 

 

 

Top Gói cổ phiếu 
(theo Hiệu quả đầu tư từ khi tạo gói)
LÃI SUẤT TIỀN GỬI TẠI MB

Kỳ Hạn

Tiền gửi số

Chứng chỉ tiền gửi

< 6M

3.9%

4.7%

6M

4.5%

 

12M

5.1%

 

Bảo vệ an toàn tài sản thế hệ tương lai cùng quỹ mở
"Nuôi con không phải là chuyện ngày một ngày hai". Câu nói ấy chắc hẳn không còn xa lạ với các bậc làm cha làm mẹ. Ai cũng mong muốn con mình được ăn sung mặc sướng, học hành đầy đủ, có một tương lai tươi sáng. Thế nhưng, trong bối cảnh kinh tế biến động như hiện nay, làm thế nào để bảo vệ và phát triển tài sản, tạo nền tảng vững chắc cho con trẻ?

Học phí ngày càng tăng, chi phí sinh hoạt leo thang, thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt... Tất cả đều là những nỗi lo thường trực của các bậc phụ huynh. Gửi tiết kiệm truyền thống với lãi suất thấp khó có thể giúp tài sản "đánh bại" lạm phát. Đầu tư vào vàng, bất động sản lại đòi hỏi số vốn lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vậy giải pháp nào cho bài toán nan giải này? hãy tìm hiểu ở bài viết sau đây

Zalo OA
Hỗ trợ

Fanpage
Nền tảng

Nhóm hỗ trợ
vận hành

Kênh youtube
Hướng dẫn