Tiết kiệm và Trái phiếu chính phủ, những năm 90 được biết đến là hai kênh làm “của để dành” được người dân Việt Nam biết đến rộng rãi khi việc mua vàng không thực sự dễ dàng. Tuy nhiên, trước tốc độ lạm phát và đổi tiền Đồng liên tục trong quá khứ đến hiện tại khiến Tiết kiệm không còn là hình thức “của để dành” dài hạn.
Có nhiều người đại gia Hà Nội những năm 80, chắt chiu tiết kiệm 4.100 đồng vào Ngân hàng Trung ương, khi đó có thể mua được căn hộ trung tâm phố Cổ, nhưng vào năm đổi tiền 1985 lần thứ 3 đã khiến lạm phát nước ta lên tới 700% năm 1986 và các năm sau đó nền kinh tế Việt Nam bước vào khủng hoảng trầm trọng. Việc lạm phát cao, dẫn tới đồng tiền mất giá, những người giàu Hà Nội khi đó đã bại sản vì nắm tiền Đồng. Với tiền Đồng phát hành không có lượng vàng đủ đảm bảo khi phát hành, làm cho đồng tiền có giá trị thấp. Việt Nam là đất nước đang phát triển, nên việc đánh đổi lạm phát để tăng trưởng kinh tế là xu thế phát triển chung.
Quan niệm gửi tiền tiết kiệm là an toàn và sinh lãi về lâu dài không phải là giải pháp tối ưu nếu không biết phân bổ. Người Do Thái từ xa xưa đã quan niệm Tiết kiệm không chỉ gửi ngân hàng, mà có thể chia sang nắm giữ Vàng, Ngoại tệ mạnh, hoặc tài sản khác (Bất động sản, Nhà, Chứng khoán…).
Nền kinh tế Việt Nam sau cải cách 1986 đánh dấu bước chuyển mình trong công tác lãnh đạo kinh tế của Đảng dưới sự lãnh đạo Trường Trinh, từng bước đưa Việt Nam xóa bỏ hoàn toàn Cơ chế quan liêu bao cấp. Những năm 1990, Chính phủ bắt đầu thực hiện phát hành Công trái xây dựng tổ quốc, người dân được khuyến khích hoặc “mệnh lệnh” mua trái phiếu, đặc biệt cán bộ nhà nước như một phần góp sức xây dựng đất nước trong công cuộc đổi mới từ xã hội chủ nghĩa giai đoạn đầu đổi mới rõ rệt. Do vậy, từ đó đến những năm 2000, người dân Việt Nam hầu như chỉ biết đến Trái Phiếu chính phủ như một kênh đầu tư an toàn nhất khi nắm giữ.
Giai đoạn năm 2000 -2009, trái phiếu chính phủ được nắm giữ bởi các NHTM và các tổ chức tài chính lên tới hơn 90%. Đến năm 2009, khi hoạt động đấu thầu tại Sở GDCK Hà Nội được triển khai, thị trường Trái phiếu Chính phủ được sôi động hơn. Trong khi đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã bắt đầu từ năm 2000, nhưng thời điểm đó các quy định và chế tài pháp luật chưa có nên hình thức phát triển rất manh mún, nhưng sau 11 năm dưới sự ra đời Nghị định 90/2011/NĐ-CP về phát hành TPDN có hiệu lực làm thị trường này phát triển tốc độ chóng mặt đến nay (trước khi có sự khủng hoảng trái phiếu Bất động sản năm 2022-2023). Giai đoạn 2017-2022 tổng giá trị TPDN phát hành đạt khoảng 1.156 nghìn tỷ đồng.
Theo lí thuyết thông thường, người ngại rủi ro sẽ chọn Tiết kiệm và nếu nhà đầu tư nhạy bén phân tích được đo lường được rủi ro sẽ chọn nắm giữ Trái phiếu. Trái phiếu có rủi ro cao hơn so với lãi suất gửi tiết kiệm, nên lợi suất thường cao hơn 20-30%, với biên độ lãi suất coupon (lợi suất trái phiếu) 10-12% trong khi lãi suất gửi ngân hàng khoảng 6-8%, ngoài ra nắm giữ trái phiếu kỳ hạn nhận lãi thường 3 tháng/lần và kỳ hạn đáo hạn trái phiếu thường 3-5 năm.
Được hưởng lãi suất cao hơn khi đầu tư nắm giữ Trái phiếu Doanh nghiệp, nhưng phải chấp nhận những rủi ro liên hoan đến khả năng trả nợ doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt sẽ có dòng tiền trả nợ ngược lại nếu Doanh nghiệp gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng trả nợ cho Trái chủ. Nhà đầu tư nên lựa chọn các tổ chức có uy tín tư vấn thẩm định và trực tiếp phát hành cho Tổ Chức Phát Hành như: Safeinvest, MBS, TCBS..
Đứng trên khía cạnh đầu tư thông minh tối ưu hiệu quả đầu tư, Digi Invest đưa ra lời khuyến nghị Nhà đầu tư phân bổ danh mục đầu tư theo khẩu vị rủi ro với tỷ trọng tùy chọn: Tiết kiệm ngân hàng (Dự phòng việc cần trong ngắn hoặc công việc bất ngờ); Ngoại tệ mạnh (USD; EUR); Chứng khoán; Bất động sản và các tài sản khác (vật có giá trị trị về thời gian: Đồ cổ; trang sức; tranh quý; rượu – ciga quý…).
Công ty cổ phần Digi Invest hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp giải pháp công nghệ tài chính. Với thế mạnh về công nghệ, quy trình minh bạch, phát triển an toàn và là đơn vị tiên phong về việc cung cấp các giải pháp công nghệ tài chính, Digi Invest luôn cố gắng để trở thành một tổ chức, đối tác vững vàng, đáng tin cậy với Nhà Đầu tư
Số giấy phép Đăng ký kinh doanh số 0109908632 cấp ngày 17/2/2022, cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
Số giấy phép đại lý phân phối chứng chỉ quỹ số 134/GCN-UBCK cấp ngày 21/6/2023, bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước