Digi invest logo

Tự đầu tư và ủy thác đầu tư chứng khoán

Digi invest > Kiến Thức > Cổ phiếu > Tự đầu tư và ủy thác đầu tư chứng khoán
Cẩm nang tìm hiểu chứng khoán cho người mới bắt đầu - Chứng khoán

Tự đầu tư và ủy thác đầu tư chứng khoán

Một chú ý rất đáng lưu tâm: Tỷ trọng tự đầu tư Chứng khoán ở các nước Tư bản duy trì tỷ lệ dưới 15%, các nước nước có nền kinh tế mới nổi 20%. Trong khi các nước đang phát triển nói chung và Đông Nam Á nói riêng vẫn ở mức tự phát rất cao 80%.

Từ chuyện cháy tài khoản

Để trở thành một IA (Investment Analysis), Các chuyên gia Digi Invest của chúng tôi đều kinh qua những trải nghiệm niềm vui và nước mắt theo nhịp đập thị trường. Có những IA từng đi lên từ việc cháy tài khoản và để đúc kết được kinh nghiệm quý báu cho công việc phân tích đầu tư và quản trị danh mục đầu tư xuất sắc như bây giờ.

Coi thị trường chứng khoán là một xới bạc từ trước tới nay đứng khía cạnh nào đó không sai. Nhà đầu tư thường là Cá nhân nhỏ lẻ bị thua lỗ và mất sạch hoàn toàn, có trường hợp còn phải nộp thêm tiền để hoàn trả nghĩa vụ nợ với công ty chứng khoán là câu chuyện tương đối phổ biển thị trường chứng khoán Việt Nam. Nguyên nhân đến từ việc Nhà đầu tư sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính vay nợ từ Công ty chứng khoán từ 50% đến hơn 100% vốn tự có, như con dao hai lưỡi, khi thị trường tích cực NAV của Nhà đầu tư tăng lên nhanh và ngược lại, khi thị trường xấu NAV tụt giảm nhanh chóng, Nhà đầu tư tiếp tục gồng lỗ. Thị trường tồi tệ hơn, Tài khoản sẽ bị Callmargin, nếu không kịp Topup (Nộp thêm tiền để cứu vị thế), Cảnh báo Forcsell (Công ty Chứng khoán bắt buộc phải bán bằng mọi giá) để thu hồi tiền về nếu thị trường xấu hơn nữa.

Quản trị danh mục đầu tư trong bất cứ giai đoạn nào, trong lĩnh vực nào cũng vô cùng quan trọng. Trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, yếu tố tiên quyết là phân tích đầu tư và quản trị rủi ro cho danh mục của mỗi Nhà đầu tư. Chúng ta phải hiểu lý do và các quản trị rủi ro tránh mất tiền như thế nào?

Cháy tài khoản do đâu?

Giai đoạn Nhà đầu tư bị cháy tài khoản thường xảy ra trong các trường hợp sau:

  • Khách quan:
  • Cháy tài khoản khi Thị trường biến động tiêu cực, xu thế giảm mạnh duy trì liên tục trong thời gian ngắn (Giai đoạn tháng 3.2020, thị trường biến động giảm liên tục VN-Index từ 937 điểm đầu tháng xuống 652 điểm ngày 24/03/2020; Giai đoạn Tháng 1.2021, VN-Index giảm 1.199 điểm ngày 15/01/20221 xuống 998 điểm ngày 29/01/2021; Hay Giai đoạn Thàng 7.2021, VN-index giảm từ 1.425 điểm xuống 1.225 điểm ngày 20/07/2023, và gần đây nhất Giai đoạn T4.2022 từ 1.528 điểm ngày 04/04/2023 xuống 1.382 ngày 25/04/223 sau đó chỉnh nhẹ rồi tiếp tục đạp sâu xuống 1.156 điểm ngày 17/05/2023…).
  • Chủ quản:
  • Cách quản trị rủi ro tiêu cực: Luôn gồng lỗ - Nhiều Nhà đầu tư cá nhân luôn giữ tâm niệm cổ phiếu giảm rồi cũng sẽ lên, nên đã tử thủ ôm cổ phiếu bất chấp ngày càng lỗ nặng. Gồng lỗ thường là căn bệnh cố hữu của những Nhà đầu tư nhỏ lẻ thiếu kinh nghiệm, niềm tin mãnh liệt vào doanh nghiệp trong tương lai, tuy nhiên tiềm lực tài chính không lớn, thiếu thông tin nên danh mục đầu tư đang để lâu càng lỗ và khi đạt đến giới hạn tài khoản không thể chịu đựng được sẽ bị call margin – forcesell dẫn tới cháy tài khoản. “Bắt dao rơi”, khi giá giảm liên tục -30% Nhà đầu tư sẽ có xu hướng kỳ vọng một sự điều chỉnh giá nên đã mua thêm – trung bình giá. Tuy nhiên, hành động này vô cùng rủi ro đối với những nhà đầu tư mới, thiếu kinh nghiệm. Nếu bắt đáy cổ phiếu sai tài khoản đứng trước nguy cơ chịu đựng lỗ càng lớn, nhất là khi thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang giao dịch T+2,5.
  • Lựa chọn sai cổ phiếu, phân bổ sai tỷ trọng. Thời điểm ra vào cổ phiếu không hợp lý, thiếu thông tin vi – vĩ mô...

Đó là muôn vàn những lí do Nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ phải đối mặt khi thực hiện đầu tư thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tại sao tỷ lệ tự đầu tư của Nhà đầu tư ở các nước tư bản thường chỉ chiếm 15%?

Nhà đầu tư tự quản lý tài sản cá nhân thường chỉ tập trung các nước đang phát triển, nơi hệ thống tài chính còn chưa phát triển, các sản phẩm tài chính của các trung gian tài chính còn đơn giản thô sơ. Chính nền tài chính phát triển chưa lành mạnh, sự mất cân xứng thông tin và là thị trường đang phát triển nên cơ hội làm giàu nhiều nhưng rủi ro cũng rất cao.

Việt Nam là một nước đang phát triển, thị trường chứng khoán mặc dù phát triển được 23 năm (từ năm 2000) nhưng chặng đường phát triển gặp rất nhiều vấn đề khách quan và chủ quan mà chưa thể được nâng hạng. Các Nhà đầu tư cá nhân chứng khoán Việt Nam vẫn thiếu nhiều kiến thức đầu tư và quản trị đầu tư, cùng tâm lý muốn trải nghiệm thị trường bằng số vốn tự có hoặc vay mượn thêm của mình, và thói quen không biết đến kênh đầu tư qua các quỹ, hay các chuyên gia đầu tư của Digi Invest (IA) chuyên nghiệp.

 width=

Một số liệu thống kê  cho thấy tại sao ở những nước nền kinh tế phát triển với hệ thống tài chính hiện đại và chuyên nghiệp thì các Nhà đầu tư Cá nhân lại không tự đầu tư mà thường chọn các đơn vị trung gian tài chính hay còn gọi là Quỹ đầu tư?

Các bạn hãy cùng chúng tôi đánh giá kết quả của một quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2022 của Quỹ đầu tư SSI.

 width=

Mặc dù năm 2022 là một năm biến cố lớn của VN-Index giảm từ 1.536 điểm xuống 873 điểm, nhưng chỉ số của Quỹ chỉ giảm -26,1%. Trong khi đó, rất nhiều Nhà đầu tư cá nhân đã bị cháy tài khoản hoặc thua lỗ rất lớn (không còn khả năng về bờ). Hầu hết các Quỹ đầu tư năm 2023 lỗ -20-30% đây là mức lỗ chúng tôi đánh giá ở mức kiểm soát rủi ro rất tốt.

Thực tế đã chứng minh số lượng Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam tăng mạnh cả về quy mô số lượng lẫn quy mô giá trị quỹ trong 10 năm trở lại đây:

 width=

Bắt đầu tư năm 2004, thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có 01 quỹ gia nhập với số vốn 300 tỷ đồng, đến năm 2010 đã tăng lên 23 quỹ với tổng quy mô 13.426 tỷ đồng, đến nay 2021 tổng vốn hóa quỹ đầu tư thị trường chúng ta đã lên tới 9.000.000 tỷ đồng tương ứng 74 Quỹ đang hoạt động.

Khi hệ thống tài chính càng phát triển, đất dụng võ cho các Quỹ đầu tư chuyên nghiệp, lượng nhà đầu tư cá nhân sẽ chuyển dần sử dụng dịch vụ quản lý tài sản cá nhân. Năm 1950, tỷ trọng Nhà đầu tư Cá nhân tự quản lý tài sản cá nhân tại nước Mỹ chiếm tới 55% tổng tài sản, nhưng sau hơn 70 năm tỷ trọng này chỉ còn 11%, Trung Quốc cũng là một quốc gia ghi nhận tỷ trọng này đang theo xu hướng tất yếu và dự kiến đến năm 2030 tỷ trọng này giảm xuống 30% từ 42% năm 2020. Tại thị trường Việt Nam dựa vào các yếu tố phát triển trong những năm tới của thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, các chuyên gia Digi Invest dự báo tỷ trọng Nhà đầu tư tự quản lý tài sản cá nhân tư 80% xuống 60% năm 2030.

 Chia sẻ bài viết

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chuyên mục

Bài viết mới nhất

LIÊN HỆ

Form liên hệ TV

Digi invest logo

Công ty cổ phần Digi Invest hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp giải pháp công nghệ tài chính. Với thế mạnh về công nghệ, quy trình minh bạch, phát triển an toàn và là đơn vị tiên phong về việc cung cấp các giải pháp công nghệ tài chính, Digi Invest luôn cố gắng để trở thành một tổ chức, đối tác vững vàng, đáng tin cậy với Nhà Đầu tư

Số giấy phép Đăng ký kinh doanh số 0109908632 cấp ngày 17/2/2022, cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội

Số giấy phép đại lý phân phối chứng chỉ quỹ số 134/GCN-UBCK cấp ngày 21/6/2023, bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Địa chỉ: Tòa nhà Golden West, số 02 Lê Văn Thiêm, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
Số điện thoại: 1900.636.725
Số cố định: 024.7300.1662
Email: cskh@digiinvest.vn
Chưa có app MBBank
Đã có app MBBank
© 2023 Digiinvest.vn., All rights reserved.
Design by Gredo Việt Nam
envelopecrossmenu