Digi invest logo

CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC

Chứng khoán Tuần 02-03/05/2024: Tâm lý thận trọng vẫn còn tiếp diễn

Tâm lý thận trọng vẫn còn hiện diện trên thị trường dù VN-Index tăng khá tốt trong tuần vừa qua. Khi khối lượng giao dịch bắt đầu suy yếu kể từ đợt giảm mạnh của chỉ số vào giữa tháng 4/2024 kèm theo việc bán ròng của khối ngoại cho thấy dòng tiền đang có dấu hiệu rút khỏi thị trường.
Thị trường Việt NamWTD GIÁ
 VNINDEX

 0.95

1221.03

 VN30 INDEX

1.22

1255.62

 HNX INDEX

0.62

228.22

 UPCOM INDEX

1.15

89.78

Thị trường chứng khoán trải qua tuần giao dịch khá tích cực khi đà tăng tiếp tục được duy trì và tiếp nối so với tuần trước đó. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch sụt giảm dưới mức trung bình 20 ngày cho thấy tâm lý của nhà đầu tư bắt đầu thận trọng trở lại. 

Bên cạnh đó, việc khối ngoại tiếp tục bán ròng sẽ là mối lo ngại cho chỉ số trong các phiên tới. Kết phiên, VN-Index đóng cửa với mức tăng 4.67 điểm, tương đương 0.38%.

Xét theo mức độ đóng góp, TCB, VCB và HVN là những mã có tác động tích cực nhất đến VN-Index với đóng góp gần 3 điểm cho chỉ số. Ở chiều ngược lại, GVR, FPT và LPB là các mã có tác động tiêu cực nhất. Tính riêng GVR đã lấy đi hơn 0.5 điểm của chỉ số.

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng hơn 486 tỷ đồng trên cả hai sàn. Khối ngoại bán ròng hơn 496 tỷ đồng trên sàn HOSE và mua ròng hơn 10 tỷ đồng trên sàn HNX
Phân tích kỹ thuật
Khung chart ngày (D1): VN-Index hồi phục liên tục 7 phiên sau khi tạo được đáy 2 vào ngày 23/04.
Hiện tại VNINDEX đang nằm trong vùng tranh chấp giữa khoảng 2 đường trung bình động ma10 và ma20.
RSI phục hồi từ vùng quá bán lên mức 50. MACD vẫn chưa cho tín hiệu phân kỳ dương để xác định chỉ số bước vào nhịp tăng giá tiếp theo.
Khung chart tuần (W1): Tuần vừa qua VNINDEX giao dịch đóng cửa kết nến tuần với 1 nến biên độ tăng nhỏ thể hiện sự lưỡng lự trong việc gia tăng vị thế đối với cổ phiếu hiện tại. 

Hiện tại Chỉ số VNINDEX đóng cửa trên đường ma20 tuy nhiên có thể chỉ số sẽ dao động trong vùng giá giá 2 đường ma10 và ma20 thể hiện sự tranh chấp giữa phe mua và phe bán trong giai đoạn này. 

Ngưỡng hỗ trợ trung hạn của chỉ số đang ở tại vùng 1150. Chỉ báo RSI khung tuần rời khỏi vùng quá mua cho thấy nhìn chung thị trường có thể bước vào 1 xu hướng điều chỉnh thứ cấp và MACD đã cho tín hiệu phân kỳ âm.

Các mốc kháng cự tiếp theo 1300 - 1320
Kháng cự trung hạn: 1420.
Mức hỗ trợ gần nhất: 1130 - 1150
Mức hỗ trợ dài hạn: 1000-1030
Chiến lược giao dịch:
Trung hạn: Hiện tại chỉ số đã phục hồi được 60 điểm kể từ vùng đáy. Vùng giá hiện tại là cơ hội tốt để thực hiện tái cơ cấu danh mục. Thị trường hiện tại sẽ có diễn biến phân hóa nhiều do các thông vĩ mô và báo cáo KQKD Q1 được đưa ra. Các cổ phiếu thu hút được dòng tiền sẽ là cổ phiếu có tín hiệu hồi phục về KQKD và triển vọng tăng trưởng trong nửa cuối năm 2024 như nhóm VLXD, hóa chất, vận tải, cảng biển,dầu khí.

Ngắn hạn : Cơ hội ngắn hạn T+ đã xuất hiện ở nhóm cổ phiếu midcap đã điều chỉnh sâu. Dòng tiền đã lựa chọn dòng bán lẻ, vận tải, BĐS KCN là những dòng phục hồi tốt hơn. Giai đoạn hiện tại biên độ hồi phục còn lại không nhiều. Hạn chế giao dịch mua mới tại thời điểm hiện tại. Chờ đợi thị trường cân bằng trong 1-2 tuần tiếp theo.

Các cổ phiếu đáng chú ý: PVS, PVT, SZC, LHG, PVD, FPT, FTS, VTP


CHỨNG KHOÁN TOÀN CẦU

Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau báo cáo việc làm của Mỹ
Chứng khoán Mỹ tăng mạnh vào ngày thứ Sáu (03/05), sau khi báo cáo việc làm tháng 4 yếu hơn dự báo làm tăng hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm bắt đầu hạ lãi suất.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 03/05, chỉ số Dow Jones tăng 450.02 điểm (tương đương 1.18%) lên 38,675.68 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 1.26% lên 5,127.79 điểm, ghi nhận phiên tốt nhất kể từ tháng 2/2024. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 1.99% lên 16,156.33 điểm.

Cả 3 chỉ số chính đều khép lại tuần này với mức tăng. Dow Jones và Nasdaq Composite lần lượt tăng 1.14% và 1.43%, còn S&P 500 tiến 0.55%.

Bao cáo việc làm vào ngày thứ Sáu cho thấy nền kinh tế Mỹ tạo ra thêm 175,000 việc làm trong tháng 4, thấp hơn so với dự báo tăng 240,000 việc làm từ các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones. Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3.8% lên 3.9% trong tháng trước. Số liệu về tiền lương cũng thấp hơn so với dự báo, một dấu hiệu đáng khích lệ về lạm phát.

Lãi suất cũng giảm sau báo cáo lao động, với lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm nhanh chóng rớt mốc 4.5%. Động thái này đã mang lại lợi ích cho các cổ phiếu công nghệ vốn hoá lớn nhạy cảm với lãi suất, trong đó cổ phiếu Nvidia và Advanced Micro Devices đều vọt hơn 3%. Cổ phiếu Microsoft và Meta Platforms đều tăng 2%, còn lĩnh vực công nghệ thông tin thuộc S&P 500 tiến 3%.
Thị trường Thế giớiWTD GIÁ

S&P 500 Index

0.55

5127.79

DJIA

1.14

 38,675.69

NASDAQ

1.43

 16,156.33

Nikkei 225

0.79

 38,236.00

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA TIỀN TỆ

Thị trường Thế giớiWTD GIÁ

S&P 500 Index

(0.99)

 104.74

DJIA

0.63

 1.0758

NASDAQ

(3.38)

 152.928

Nikkei 225

(6.85)

78.11

 

(1.55)

 2,301.81

USD Index
Chỉ số đồng USD giảm 0.99% xuống mức 104.74 điểm
Giá dầu
Dầu có tuần giảm mạnh nhất trong 3 tháng, dầu Brent giảm 7%
Giá dầu nhuốm sắc đỏ trong ngày thứ Sáu (03/05) và ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong 3 tháng qua, khi nhà đầu tư cân nhắc dữ liệu việc làm mới nhất.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 03/05, hợp đồng dầu Brent lùi 71 xu (tương đương 0.85%) xuống 82.96 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 84 xu (tương đương 1.06%) còn 78.11 USD/thùng.
Cả 2 hợp đồng dầu đều giảm trong tuần khi nhà đầu tư lo ngại rằng lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn sẽ kìm hãm tăng trưởng kinh tế ở Mỹ, quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới, cũng như các nơi khác trên thế giới.

Cụ thể, hợp đồng dầu Brent sụt 7%, còn hợp đồng dầu WTI giảm 6.5% trong tuần này.
Giá vàng
Vàng thế giới về sát 2,300 USD, thấp nhất trong 1 tháng
Giá vàng giảm xuống mức thấp nhất trong 1 tháng vào ngày thứ Sáu (03/05) bất chấp dữ liệu việc làm Mỹ yếu hơn dự báo, kéo dài sự điều chỉnh từ đợt leo dốc ấn tượng của tháng trước khi nhà đầu tư chốt lời trong khi rủi ro địa chính trị giảm bớt.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 03/05, hợp đồng vàng giao ngay lùi 0.05% xuống 2,302.09 USD/oz, hướng đến ghi nhận tuần giảm thứ 2 liên tiếp, mất 1.8% từ đầu tuần đến nay.
Hợp đồng vàng tương lai nhích nhẹ lên 2,311.10 USD/oz.

Giá vàng đã nhanh chóng xoá sạch đà tăng sau khi tăng lên mức cao 2,320.78 USD/oz ngay sau khi công bố dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ tạo ra thêm 175,000 việc làm trong tháng trước, thấp hơn so với dự báo tăng 243,000 việc làm từ các chuyên gia kinh tế.
Mặc dù dữ liệu việc làm củng cố kỳ vọng rằng Fed sẽ bắt đầu hạ lãi suất trong năm nay, điều này sẽ hỗ trợ kim loại không đem lại lợi suất, nhưng điều này cũng thúc đẩy nhà đầu tư chuyển sang các tài sản rủi ro hơn.

Vàng đã giảm 5.7%, tương đương khoảng 140 USD, kể từ khi đạt mức cao kỷ lục 2,431.29 USD/oz vào tháng 4, do căng thẳng ở Trung Đông và lực mua mạnh mẽ từ các ngân hàng trung ương.
Top 5 Gói cổ phiếu 
(theo Hiệu quả đầu tư từ khi tạo gói)
LÃI SUẤT TIỀN GỬI TẠI MB

Kỳ Hạn

Tiền gửi số

Chứng chỉ tiền gửi

< 6M

2.6%

2.9%

6M

3.6%

-

12M

4.6%

-

Chứng chỉ quỹNAV/CCQ1 thángTừ đầu năm (YTD)3 Năm
Quỹ Cổ Phiếu
VESAF27,490.535.6814.3757.20
SSISCA34,661.777.8019.4445.57
DCDE26,530.027.5114.1123.55
VEOF27,291.497.5416.6147.80
BMFF11,4976.9112.86NULL
MBVF19,8866.7915.6518.02
DCDS70,4488.1016.5230.68
Quỹ Trái phiếu
MBBOND14,3430.692.1219.43
SSIBF15,0220.721.9121.43
DCBF25,7790.581.5322.38
VFF22,6920.571.7525.96
Quỹ cân bằng

VIBF

16,734

4.26

10.47

33.48

 

Nguyên nhân khiến người trẻ áp lực tài chính?
ÁP LỰC TÀI CHÍNH ĐÈ NĂNG TRÊN VAI, LÀM THẾ NÀO ĐỂ VƯỢT QUA

Thời đại công nghệ 4.0, khi guồng quay của cuộc sống hiện đại ngày càng diễn ra mạnh mẽ áp lực cơm áo, gạo tiền đè nặng thì việc phải cố gắng, nỗ lực là điều tất yếu. Lúc này mục tiêu của con người không chỉ đơn thuần là “có việc làm ổn định" mà còn là "thành công, kiếm nhiều tiền, có một cuộc sống mơ ước". 
Thế nhưng điều này đã vô tình biến những mục tiêu tưởng chừng đơn giản thành "gánh nặng" vô hình, đè nặng lên vai mỗi người trẻ.

Gen Z và Millennials, hai thế hệ trẻ tuổi năng động và sáng tạo, chiếm khoảng 47% dân số cả nước và được xác định nhân tố chủ chốt cho sự phát triển của nền kinh tế số hiện nay. Theo báo cáo của Backbase, 67% người dùng tại Việt Nam trong độ tuổi này cảm thấy "căng thẳng" về vấn đề tiền bạc, chỉ 26% cảm thấy "thoải mái". Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và làm thế nào để giải tỏa áp lực tài chính? Hãy cùng Digi Invest tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Zalo OA
Hỗ trợ

Fanpage
Nền tảng

Nhóm hỗ trợ
vận hành

Kênh youtube
Hướng dẫn