Digi invest logo

Áp lực tài chính đè năng trên vai, làm thế nào để vượt qua

Digi invest > Kiến Thức > Blog Digi Invest > Áp lực tài chính đè năng trên vai, làm thế nào để vượt qua
Nguyên nhân khiến người trẻ áp lực tài chính?

Áp lực tài chính đè năng trên vai, làm thế nào để vượt qua

Gen Z và Millennials, hai thế hệ trẻ tuổi năng động và sáng tạo, chiếm khoảng 47% dân số cả nước và được xác định nhân tố chủ chốt cho sự phát triển của nền kinh tế số hiện nay. Theo báo cáo của Backbase, 67% người dùng tại Việt Nam trong độ tuổi này cảm thấy "căng thẳng" về vấn đề tiền bạc, chỉ 26% cảm thấy "thoải mái". Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và làm thế nào để giải tỏa áp lực tài chính? Hãy cùng Digi Invest tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

I. Áp lực tài chính từ đâu mà có?

Thời đại công nghệ 4.0, khi guồng quay của cuộc sống hiện đại ngày càng diễn ra mạnh mẽ áp lực cơm áo, gạo tiền đè nặng thì việc phải cố gắng, nỗ lực là điều tất yếu. Lúc này mục tiêu của con người không chỉ đơn thuần là “có việc làm ổn định" mà còn là "thành công, kiếm nhiều tiền, có một cuộc sống mơ ước". Thế nhưng điều này đã vô tình biến những mục tiêu tưởng chừng đơn giản thành "gánh nặng" vô hình, đè nặng lên vai mỗi người trẻ.

Sự biến động không ngừng của nền kinh tế đặt ra nhiều thách thức tài chính cho thế hệ trẻ, đặc biệt là những người sống ở các thành phố lớn với chi phí sinh hoạt cao. Họ phải cân nhắc kỹ lưỡng mọi khoản chi tiêu và tiết kiệm một cách khôn ngoan để đảm bảo sự ổn định về tài chính.

Dù được đánh giá cao về khả năng học hỏi và thích nghi với cái mới, lao động trẻ vẫn đối mặt với nguy cơ bị loại bỏ do thiếu kinh nghiệm và khả năng thích nghi kém với môi trường làm việc. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn và phải cắt giảm chi phí, áp lực tài chính lên người trẻ càng trở nên nặng nề.

Mạng xã hội cũng là “con dao hai lưỡi” góp phần tạo không ít áp lực “peer pressure” cho người trẻ. Câu chuyện về những người trẻ tuổi 9x, thậm chí là những người sinh sau năm 2000 khoe thẻ đen, mua sắm xa xỉ, xây biệt thự tặng bố mẹ tràn ngập trên các nhóm “flexing” trên Facebook và TikTok khiến nhiều người cảm thấy tự ti và áp lực khi bản thân cũng rất nỗ lực nhưng chưa đạt được thành tựu gì đáng kể.

Giữa "vòng xoáy" áp lực, giới trẻ dần từ bỏ những mục tiêu lớn lao như mua nhà, mua đất để chuyển hướng sang những mục tiêu nhỏ hơn, mang tính cá nhân hơn. Đặc biệt, trong giai đoạn kinh tế khó khăn, các khóa học về quản lý tài chính, cuộc sống... hay thậm chí bói bài tarot được ưa chuộng như một cách tìm kiếm định hướng và lối thoát cho sự bế tắc của bản thân.

Nguyên nhân khiến người trẻ áp lực tài chính?

Nguyên nhân khiến người trẻ áp lực tài chính?

II. Tips “giải phóng” áp lực tài chính

1. Học cách lập kế hoạch chi tiêu

Đây là "bí kíp" đầu tiên và quan trọng nhất để bạn "làm chủ" ví tiền của chính mình. Hãy bắt đầu bằng việc ghi chép lại tất cả các khoản thu nhập và chi tiêu trong một tháng. Việc này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về cách mình sử dụng tiền bạc, đánh giá sức khỏe tài chính và từ đó xác định những khoản chi tiêu không cần thiết.

Đánh giá sức khỏe tài chính cá nhân thông qua việc lên kế hoạch chi tiêu cụ thể sẽ giúp việc đưa ra quyết định tài chính trở nên dễ dàng hơn, từ đó rèn luyện thói quen kỷ luật hơn trong các quyết định chi tiêu hằng ngày. Khi xác định được kế hoạch và đích đến, sẽ không khó để nhận ra mình đang đi đúng hướng hay không, từ đó xác định những tác nhân ảnh hưởng và kịp thời điều chỉnh lại theo hướng phù hợp.

Tiếp theo, hãy lập kế hoạch chi tiêu cụ thể cho từng khoản mục như ăn uống, đi lại, mua sắm, giải trí,... Việc này sẽ giúp bạn kiểm soát chi tiêu hiệu quả và tránh chi tiêu phung phí. Thu nhập hằng tháng thì có hạn nhưng nhu cầu thì vô hạn. Hãy phân biệt rõ ràng giữa những khoản chi cần thiết (như tiền điện, nước, xe cộ, học phí, sinh hoạt) và những khoản chi cho sở thích cá nhân. Điều này giúp bạn cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định chi tiêu, tránh tình trạng chi tiêu quá đà.

2. Áp dụng nguyên tắc 6 cái lọ

Ngay khi nhận nguồn thu cố định như tiền lương, hãy bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch chi tiêu. Nguyên tắc 6 cái lọ là phương pháp quản lý tài chính đơn giản nhưng hiệu quả được nhiều người áp dụng. Theo nguyên tắc này, thu nhập hàng tháng sẽ được chia vào 6 chiếc hũ với những chức năng và kế hoạch riêng như:

  • 55% cho chi tiêu thiết yếu: ăn uống, nhà ở, đi lại,…
  • 10% cho giáo dục đào tạo: học tập, mua sách,…
  • 10% cho tiết kiệm: tiết kiệm dài hạn, quỹ khẩn cấp,…
  • 10% cho hưởng thụ: mua sắm, giải trí, du lịch,…
  • 10% cho tự do tài chính: đầu tư, quỹ hưu trí,…
  • 5% cho cho việc làm từ thiện

Việc áp dụng nguyên tắc này sẽ giúp bạn phân bổ tài chính hợp lý và đảm bảo rằng bạn luôn có đủ tiền cho những nhu cầu quan trọng trong cuộc sống.

Thu nhập hàng tháng sẽ được phân bổ vào 6 chiếc hũ với những mục đích khác nhau

Thu nhập hàng tháng sẽ được phân bổ vào 6 chiếc hũ với những mục đích khác nhau

3. Xây dựng kế hoạch đầu tư tài chínhTrong thời đại kinh tế hiện đại, việc chỉ để tiền nằm im trong tài khoản không còn là lựa chọn khôn ngoan. Ngày nay, tiết kiệm tiền đồng nghĩa với việc đặt ra mục tiêu cụ thể cho từng khoản tiền và không ngừng tìm cách để số tiền đó sinh sôi, phát triển. Với tình hình lạm phát, giá trị thực của tiền tiết kiệm có thể giảm sút đáng kể chỉ sau vài năm. Do đó, để bảo toàn và tăng giá trị tài sản, chúng ta cần phải khiến cho tiền của mình “làm việc” và sinh lời liên tục.

Thay vì để tiền “ngủ đông” trong ngân hàng, hãy mở rộng tầm nhìn và tìm kiếm các cơ hội đầu tư khác nhau như tiết kiệm, vàng, chứng khoán, bất động sản, v.v. Mỗi lựa chọn đầu tư mang lại cơ hội và rủi ro riêng biệt, vì thế việc nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đầu tư là điều cần thiết.

Bắt đầu đầu tư càng sớm càng tốt sẽ giúp bạn tận dụng được quy luật lãi kép - “kỳ quan thứ tám của thế giới”. Đầu tư một cách thông minh và kiên nhẫn, và bạn sẽ thu được những quả ngọt xứng đáng trong tương lai

4. Thay đổi tư duy tài chính

Cách quản lý tài chính cá nhân không chỉ nằm ở những hành động hay thói quen hằng ngày mà còn nằm ở tư duy tài chính của mỗi người. Thay vì chỉ tập trung vào bức tranh ngắn hạn (thỏa mãn những nhu cầu hiện tại, mang tính nhất thời của bản thân), hãy nhìn vào tình hình dài hạn của bức tranh tài chính. Sự thay đổi trong góc nhìn và tư duy tài chính giúp bạn có phương pháp quản lý hoạt động chi tiêu phù hợp hơn, đầu tư đầu tư vào bản thân thông qua việc học hỏi và phát triển kỹ năng, cũng như việc cắt giảm các khoản chi không thiết yếu. Điều này sẽ giúp chúng ta xây dựng một phương pháp quản lý tài chính linh hoạt và bền vững hơn.

Ngoài ra, hãy suy nghĩ tích cực về tiền bạc và tin tưởng vào khả năng của bản thân. Thành công không phân biệt tuổi tác, và mỗi người trong chúng ta đều có thể đạt được nó ở những thời điểm khác nhau trong cuộc đời. Đừng so sánh bản thân với người khác; thay vào đó, hãy tập trung vào việc đạt được các mục tiêu tài chính của riêng bạn. Mỗi một người đều là một mảnh ghép đặc biệt không hề bị trộn lẫn bởi màu sắc nào ở thế giới ngoài kia, nên quan trọng là hãy tin tưởng chính bản thân mình.

Thay đổi góc nhìn tích cực về tiền bạc để giảm áp lực tài chính

Thay đổi góc nhìn tích cực về tiền bạc để giảm áp lực tài chính

5. Học cách cân bằng cảm xúc

Giới trẻ ngày nay phải đối mặt với vô số áp lực, đặc biệt là áp lực tài chính. Nhu cầu về một cuộc sống "đẹp" theo tiêu chuẩn xã hội, gánh nặng chi tiêu ngày càng cao cùng với bối cảnh kinh tế biến động khiến nhiều người luôn chìm trong lo âu, căng thẳng. Cảm giác "kiếm tiền mãi không đủ" ám ảnh họ, dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe tinh thần và thể chất.

Áp lực tài chính gây tác động tiêu cực đến sức khỏe nói chung của một người, bao gồm sức khỏe tinh thần và thể chất. Áp lực tiền bạc sẽ mang lại cảm xúc căng thẳng nếu mù quáng lấy thành công của những người khác làm thước đo cho bản thân. Tình trạng căng thẳng kéo dài do áp lực tài chính sẽ khiến bạn mệt mỏi, kiệt quệ năng lượng và mất đi động lực kiếm tiền. Điều này khiến cho vòng xoáy tài chính ngày càng siết chặt.

Ngược lại, áp lực sẽ trở lên nhẹ nhàng nếu coi đó là động lực để tập trung hơn vào mục tiêu tài chính của mình. Bởi vì biết đâu để đạt được cột mốc tự do tài chính ở hiện tại thì những người thành công họ cũng đã trải qua giai đoạn tích lũy – tiết kiệm đầy khó khăn thì sao? Để thoát khỏi vòng xoáy này, điều quan trọng là bạn cần học cách điều tiết cảm xúc của bản thân. Bình tĩnh và xử lý tình huống một cách thông minh sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tối ưu.

Học cách kiểm soát tâm lý tốt để đưa ra quyết định tài chính sáng suốt

Học cách kiểm soát tâm lý tốt để đưa ra quyết định tài chính sáng suốt

Bản thân mỗi người cần là người hiểu rõ nhất thể trạng tài chính của mình và hãy giữ một cái đầu lạnh và kiểm soát tâm lý thật tốt. Cảm xúc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hành trình chinh phục thành công, đặc biệt khi đối mặt với áp lực tài chính. Khi bạn kiểm soát tốt cảm xúc, bạn sẽ có khả năng vượt qua mọi khó khăn và đưa ra những quyết định sáng suốt.

 Chia sẻ bài viết

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chuyên mục

Bài viết mới nhất

LIÊN HỆ

Form liên hệ TV

Digi invest logo

Công ty cổ phần Digi Invest hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp giải pháp công nghệ tài chính. Với thế mạnh về công nghệ, quy trình minh bạch, phát triển an toàn và là đơn vị tiên phong về việc cung cấp các giải pháp công nghệ tài chính, Digi Invest luôn cố gắng để trở thành một tổ chức, đối tác vững vàng, đáng tin cậy với Nhà Đầu tư

Số giấy phép Đăng ký kinh doanh số 0109908632 cấp ngày 17/2/2022, cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội

Số giấy phép đại lý phân phối chứng chỉ quỹ số 134/GCN-UBCK cấp ngày 21/6/2023, bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Địa chỉ: Tòa nhà Golden West, số 02 Lê Văn Thiêm, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
Số điện thoại: 1900.636.725
Số cố định: 024.7300.1662
Email: cskh@digiinvest.vn
Chưa có app MBBank
Đã có app MBBank
© 2023 Digiinvest.vn., All rights reserved.
Design by Gredo Việt Nam
envelopecrossmenu