Digi invest logo

Bí kíp giúp giới trẻ nhập môn quản lý tài chính cá nhân

Digi invest > Kiến Thức > Blog Digi Invest > Bí kíp giúp giới trẻ nhập môn quản lý tài chính cá nhân

Bí kíp giúp giới trẻ nhập môn quản lý tài chính cá nhân

Quản lý tài chính là một kỹ năng sống cần thiết, đặc biệt là đối với giới trẻ đang bước vào đời sống độc lập. Nhiều người trẻ cảm thấy choáng ngợp bởi nợ nần, chi tiêu hàng ngày, và áp lực từ việc phải tiết kiệm cho tương lai. Đôi khi, chỉ việc theo dõi chi tiêu cũng có thể gây ra căng thẳng, không kể đến việc phải đối mặt với các quyết định đầu tư phức tạp. Tuy nhiên, việc quản lý tài chính không hẳn một trải nghiệm đáng sợ, Digi Invest sẽ chia sẻ những bí kíp "nhập môn" quản lý tài chính cá nhân dành riêng cho giới trẻ, giúp các bạn tận hưởng cuộc sống trọn vẹn mà vẫn chinh phục được mục tiêu tài chính trong bài viết sau!

1. Xác định nguồn thu nhập và chi tiêu

Bước đầu tiên để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả là liệt kê tất cả các nguồn thu nhập và chi tiêu của bản thân. Trước hết, việc này giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng về tình hình tài chính và đưa ra các quyết định phù hợp. Ngoài ra, nó giúp phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu nợ nần. Khi bạn không kiểm soát được nguồn thu và chi, bạn dễ dàng rơi vào bẫy nợ nần và lãi suất cao. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tài chính mà còn gây stress và lo lắng không cần thiết.

Hiểu rõ "dòng tiền" của bản thân giống như "la bàn" định hướng chi tiêu giúp bạn nắm bắt rõ ràng nguồn gốc và đưa ra những quyết định tài chính sáng suốt và hiệu quả. Để xác định nguồn thu nhập và chi tiêu, bạn hãy tạo một bảng theo dõi thu nhập và chi tiêu. Bạn có thể sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính hoặc đơn giản là một quyển sổ tay và bút. Ghi chép mọi khoản thu nhập, từ lương, tiền thưởng, đến các khoản thu nhập phụ khác. Đối với chi tiêu, hãy phân loại chúng thành các nhóm như hóa đơn, ăn uống, giải trí, và tiết kiệm.

Thường xuyên đánh giá lại bảng theo dõi tài chính của bạn mỗi tháng. Điều này giúp bạn nhận diện và học hỏi từ những sai lầm, đồng thời điều chỉnh kế hoạch chi tiêu hoặc tìm kiếm nguồn thu nhập mới để đạt được mục tiêu tài chính đã đề ra.

Xác định nguồn thu nhập và chi tiêu giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về tình hình tài chính và đưa ra các quyết định phù hợp

2. Thiết lập mục tiêu tài chính

Để cách quản lý dòng tiền cá nhân hiệu quả, hãy luôn lập mục tiêu tài chính. Mục tiêu của bạn có thể là dài hạn, trung hạn hoặc ngắn hạn nhưng cần thật sự rõ ràng để có lộ trình tiết kiệm đúng đắn. Mục tiêu tài chính sẽ giúp mỗi người định hướng và tập trung nỗ lực để đạt được các mục tiêu đó. Mục tiêu có thể đơn giản như mua điện thoại mới, mua máy ảnh hay lớn hơn như mua xe, mua nhà,... Khi lập mục tiêu tài chính, cần xác định rõ mục tiêu, thời hạn đạt được và số tiền cần thiết để đạt được mục tiêu đó.

Đặt ra mục tiêu tài chính quan trọng nhưng việc duy trì được nó mới là điều khó khăn nhất bạn gặp phải. Để nhắc nhở bản thân, bạn hãy lên lịch kiểm tra các mục tiêu tài chính hàng tháng. Mọi mục tiêu đều cần thời gian để thực hiện, dù bắt đầu với những con số nhỏ nhưng việc xây dựng thói quen lâu dài sẽ giúp bạn nhận được trái ngọt trong tương lai.

Mục tiêu tài chính là nguồn động lực mạnh mẽ cho Gen Z phấn đấu, tạo ra thành tựu cho bản thân mình

3. Phân bổ ngân sách

Sau khi xác định nguồn thu nhập và mục tiêu tài chính, cần tiến hành phân bổ ngân sách cho các khoản chi tiêu của mình. Điều này sẽ giúp kiểm soát chi tiêu và đảm bảo bản thân đang chi tiêu đúng mục đích. Bạn có thể tham khảo 2 phương pháp quản lý và phân bổ ngân sách nổi bật và dễ dàng thực hiện sau:

- Quy tắc 50/20/30: Chia thu nhập thành 3 phần: 50% cho nhu cầu thiết yếu (ăn uống, nhà ở, ...), 20% cho tiết kiệm và 30% cho sở thích cá nhân. Quy tắc này giúp bạn cân bằng giữa việc tận hưởng cuộc sống hiện tại và đảm bảo tương lai vững vàng.

- Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính: Chia thu nhập thành 6 phần: 55% chi tiêu cần thiết, 10% tiết kiệm dài hạn, 10% giáo dục, 10% hưởng thụ, 10% tự do tài chính và 5% từ thiện. Quy tắc này giúp bạn quản lý tài chính một cách khoa học và toàn diện hơn.

Phân bổ ngân sách giúp Gen Z dễ dàng kiểm soát chi tiêu và đảm bảo dành tiền cho đúng mục đích sử dụng

4. Tiết kiệm

Tiết kiệm không chỉ giúp hình thành thói quen chi tiêu khôn ngoan mà còn là nền tảng cho tự do tài chính sau này. Đó là hành trình rèn luyện tính kỷ luật, sự thông minh trong quản lý chi tiêu và mở ra cánh cửa đến với tự do tài chính. Đối với Gen Z năng động và cá tính, tiết kiệm không chỉ là kỹ năng quản lý tài chính cá nhân cần thiết mà còn là chìa khóa để xây dựng thói quen chi tiêu thông minh. Khi biết cách phân bổ nguồn lực tài chính hợp lý, bạn sẽ tránh được những cám dỗ mua sắm không cần thiết, từ đó tích lũy cho mình một khoản dự phòng đáng kể.

Lợi ích của việc tiết kiệm không chỉ dừng lại ở đó. Nó còn giúp bạn hình thành thói quen suy nghĩ chín chắn trước mỗi quyết định mua sắm, đầu tư, từ đó dần dần kiểm soát và làm chủ cuộc sống tài chính của bản thân. Có một khoản tiết kiệm ổn định sẽ mang đến cho bạn sự an tâm về mặt tài chính, tạo nền tảng vững chắc cho sự tự tin trong tương lai. Sự tự tin này chính là kim chỉ nam dẫn dắt bạn đến với những cơ hội học tập, công việc và đầu tư đầy hứa hẹn. Hơn nữa, việc tiết kiệm tiền khi còn trẻ có thể giúp bạn được hưởng lợi từ lãi suất kép thông qua đầu tư thông minh. Lãi suất kép được ví như "kỳ quan thứ 8 của thế giới", do đó có thể bạn sẽ không tưởng tượng được số tiền nhận được trong nhiều năm sau lớn đến thế nào đâu.

Một trong những cách áp dụng tiết kiệm hiệu quả nhất để tiết kiệm là áp dụng phương pháp “trả cho mình trước” - tức là trích một khoản tiền nhất định vào tài khoản tiết kiệm ngay khi bạn nhận lương và trước khi bạn bắt đầu chi tiêu cho các khoản phí khác. Ngoài ra, việc tận dụng các chương trình ưu đãi, khuyến mãi và phiếu giảm giá có thể giúp bạn giảm bớt chi phí mua sắm hàng ngày. Tái sử dụng và sửa chữa các vật dụng thay vì mua mới cũng là một cách thông minh để giảm thiểu lãng phí và tiết kiệm tiền. Cuối cùng, việc so sánh giá cả trước khi mua sắm - dù là trực tuyến hay tại cửa hàng đều có thể giúp bạn tìm kiếm được những mức giá tốt nhất và tránh chi tiêu không cần thiết. Bằng cách áp dụng những phương pháp tiết kiệm này, bạn có thể tối ưu hóa ngân sách và tăng cường khả năng tài chính của mình.

Tiết kiệm không chỉ giúp hình thành thói quen chi tiêu khôn ngoan mà còn là nền tảng cho tự do tài chính sau này

5. Đầu tư

Đầu tư là một cách để gia tăng tài sản và thu nhập trong tương lai. Có nhiều hình thức đầu tư khác nhau, chẳng hạn như đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản, đầu tư vàng,... Trước khi đầu tư, cần tìm hiểu kỹ về các hình thức đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với khả năng tài chính và mục tiêu tài chính của mình.

Tuy nhiên, hành trình đầu tư không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Để đầu tư hiệu quả, nhà đầu tư cần trang bị cho mình một khối lượng kiến thức nhất định cũng như dành thời gian phân tích, theo dõi biến động khó lường của thị trường. Ủy thác đầu tư là sự lựa chọn sáng suốt cho các nhà đầu tư mới, bán chuyên để giảm thiểu rủi ro. Khi ủy thác đầu tư, thay vì ôm đồm quá nhiều nỗi lo như canh me bảng điện, dành thời gian theo dõi các tin tức, diễn biến tin tức thị trường, đầu tư theo các vị "quân sư" là những chuyên gia tài chính giúp chỉ lối đầu tư để có thể gạt đi tất cả nỗi lo trên, tập trung theo đuổi đam mê hoặc thậm chí chỉ đơn giản là để được "lười".

Lúc này, nhà đầu tư chẳng cần phải sở hữu nhiều kiến thức uyên thâm về thị trường, tài chính tiền tệ, không phải lo học cách đọc báo cáo tài chính, đọc bảng điện, “đọc vị” thị trường, theo dõi tin tức và khoản đầu tư của mình mỗi ngày, vì mọi lo toan đều được "gửi gắm" cho các chuyên gia hàng đầu.

Bắt đầu hành trình đầu tư để gia tăng thu nhập và tài sản trong tương lai

6. Giảm nợ

Giảm nợ là một bước quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân vì nó giúp giải phóng tài chính và tạo dư địa cho các khoản đầu tư và tiết kiệm. Khi nợ được giảm bớt, bạn không chỉ giảm được gánh nặng tài chính mà còn có thể tận hưởng cuộc sống với ít lo lắng hơn về những áp lực tiền bạc. Nợ ít cũng có nghĩa là bạn sẽ phải trả ít lãi hơn, từ đó có thể dành nhiều nguồn lực hơn cho việc định hình tương lai tài chính của mình.

Để bắt đầu hành trình giảm nợ, bước đầu tiên và quan trọng nhất là phải có cái nhìn tổng quan về tất cả các khoản nợ hiện tại của bạn. Điều này bao gồm việc liệt kê chi tiết mỗi khoản nợ với số tiền cụ thể, lãi suất áp dụng, và thời hạn thanh toán. Việc này sẽ giúp bạn xác định được khoản nào cần được ưu tiên thanh toán trước, dựa trên lãi suất hoặc số tiền nợ.

Tiếp theo hãy lập ngân sách chi tiết, nơi bạn sẽ phân bổ thu nhập của mình vào các khoản chi tiêu cần thiết, tiết kiệm, và trả nợ. Mục tiêu là đảm bảo rằng bạn chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được, từ đó tạo ra một khoản dư để trả nợ. Đồng thời, tìm kiếm các cơ hội để gia tăng thu nhập và tiết kiệm chi phí, nhằm đảm bảo sự ổn định tài chính và một tương lai tài chính khỏe mạnh hơn.

Giảm nợ giúp giải phóng tài chính và tạo dư địa cho các khoản đầu tư và tiết kiệm

7. Giáo dục tài chính

Giáo dục tài chính là quá trình trau dồi kiến thức và kỹ năng về tài chính, trang bị cho mỗi cá nhân năng lực quản lý tài chính hiệu quả. Nó giúp chúng ta hiểu rõ các khái niệm cơ bản về tài chính, bao gồm: lập kế hoạch tài chính, quản lý ngân sách, đầu tư, tiết kiệm, vay nợ, bảo hiểm và các công cụ tài chính khác. Việc hiểu biết về tài chính không chỉ là một kỹ năng cần thiết mà còn là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự tự chủ và an ninh tài chính cá nhân.

Những kiến thức và kỹ năng này không chỉ giúp giảm thiểu nợ nần mà còn tăng cường khả năng đầu tư và quản lý rủi ro tài chính, từ đó xây dựng nền tảng cho một tương lai tài chính ổn định và thịnh vượng hơn. Bằng cách trang bị kiến thức tài chính, mỗi người có thể tự tin đưa ra các quyết định tài chính sáng suốt, từ việc tiết kiệm cho mục tiêu ngắn hạn đến đầu tư cho tương lai dài hạn. Đồng thời, giáo dục tài chính còn giúp cá nhân phát triển khả năng đánh giá rủi ro và nhận diện cơ hội đầu tư, qua đó đảm bảo sự tự chủ và an ninh tài chính cá nhân, đặt nền móng vững chắc cho một tương lai tài chính vững chắc. Mục “Kiến thức” trên website Digi Invest chính là kho tàng kiến thức về đầu tư tài chính mà bạn có thể tham khảo, hãy để các quyết định tài chính của bạn được dẫn dắt bởi nền móng kiến thức nền tảng vững chắc, từ đó giúp bạn tự tin định hình tương lai tài chính và hiện thực hóa những mục tiêu của mình.

Giáo dục tài chính là quá trình trau dồi kiến thức và kỹ năng về tài chính, trang bị cho mỗi cá nhân năng lực quản lý tài chính hiệu quả.

 Chia sẻ bài viết

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chuyên mục

Bài viết mới nhất

LIÊN HỆ

Form liên hệ TV

Digi invest logo

Công ty cổ phần Digi Invest hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp giải pháp công nghệ tài chính. Với thế mạnh về công nghệ, quy trình minh bạch, phát triển an toàn và là đơn vị tiên phong về việc cung cấp các giải pháp công nghệ tài chính, Digi Invest luôn cố gắng để trở thành một tổ chức, đối tác vững vàng, đáng tin cậy với Nhà Đầu tư

Số giấy phép Đăng ký kinh doanh số 0109908632 cấp ngày 17/2/2022, cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội

Số giấy phép đại lý phân phối chứng chỉ quỹ số 134/GCN-UBCK cấp ngày 21/6/2023, bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Địa chỉ: Tòa nhà Golden West, số 02 Lê Văn Thiêm, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
Số điện thoại: 1900.636.725
Số cố định: 024.7300.1662
Email: cskh@digiinvest.vn
Chưa có app MBBank
Đã có app MBBank
© 2023 Digiinvest.vn., All rights reserved.
Design by Gredo Việt Nam
envelopecrossmenu