Digi invest logo

Hướng dẫn đọc bảng giá chứng khoán cho nhà đầu tư F0

Digi invest > Kiến Thức > Cổ phiếu > Hướng dẫn đọc bảng giá chứng khoán cho nhà đầu tư F0

Hướng dẫn đọc bảng giá chứng khoán cho nhà đầu tư F0

1. Bảng giá chứng khoán là gì? 

Bảng giá chứng khoán là nơi thể hiện thông tin liên quan đến giá và các giao dịch cổ phiếu của thị trường chứng khoán. Tại Việt Nam, có hai bảng giá riêng biệt đại diện cho hai sở giao dịch chính thức là HoSE (Sở Giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh)HNX (Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội).

Mỗi sở giao dịch chứng khoán hoặc mỗi công ty chứng khoán đều sẽ có bảng giá riêng để phục vụ cho khách hàng của mình. Về cơ bản, các bảng này có giao diện khác nhau nhưng đều có chung ý nghĩa về thông tin, ký hiệu và thuật ngữ.

Ngoài ra, trên thị trường chứng khoán còn có sàn UPCOM (Unlisted Public Company Market) đóng vai trò như là sàn giao dịch “trung chuyển” vì theo quy định, các cổ phiếu muốn niêm yết trên HNX hoặc HOSE sẽ phải giao dịch một thời gian trên sàn UPCom, được thiết lập với mục đích khuyến khích các công ty chưa niêm yết tham gia vào thị trường chứng khoán.

Bảng giá chứng khoán thể hiện tất cả những thông tin liên quan giao dịch cổ phiếu trên thị trường

Bảng giá chứng khoán thể hiện tất cả những thông tin liên quan giao dịch cổ phiếu trên thị trường

Nằm lòng cách đọc bảng giá chứng khoán, nhà đầu tư sẽ nắm được các cổ phiếu nào đang chờ mua/ chờ bán/ khớp lệnh, diễn biến thị trường và ra chiến lược hiệu quả. Hiểu rõ cách đọc bảng điện tử chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư theo dõi được tình hình diễn biến thị trường và ra quyết định đặt lệnh phù hợp.

2. Hướng dẫn đọc bảng giá chứng khoán

2.1. Quy định về màu sắc trong bảng giá chứng khoán

Màu tím:

Là mức giá trần - mức giá cao nhất để các nhà đầu tư đặt lệnh mua/lệnh bán trong phiên giao dịch đó. 

Màu xanh dương:

Ngược lại, màu xanh biểu hiện cho mức giá sàn - mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua/lệnh bán trong phiên giao dịch đó. 

Màu xanh lá cây:

Biểu thị mức giá hoặc chỉ số cổ phiếu đang có xu hướng tăng lên và cao hơn so với giá tham chiếu lúc ban đầu nhưng lại thấp hơn so với mức giá trần. 

Màu vàng:

Thể hiện mức giá hoặc chỉ số chứng khoán ở thời điểm hiện tại không thay đổi so với mức giá tham chiếu.

Màu đỏ:

Thể hiện mức giá và chỉ số chứng khoán đang trên đà giảm, có giá thấp hơn mức giá tham chiếu nhưng cao hơn mức giá sàn. 

Màu trắng

Thể hiện mã cổ phiếu đó chưa khớp lệnh với bất kỳ lô giao dịch nào.

Các quy tắc về màu sắc trong bảng giá chứng khoán

Các quy tắc về màu sắc trong bảng giá chứng khoán

2.2. Cách đọc các chỉ số thị trường (ở hàng trên cùng)

Ý nghĩa của các chỉ số thị trường với nhà đầu tư

Ý nghĩa của các chỉ số thị trường với nhà đầu tư

 

  • Chỉ số VN-Index: thể hiện sự biến động của toàn bộ giá cổ phiếu đang được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE). Đây là chỉ số được quan tâm hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thậm chí, VN-Index có thể phản ánh được sự thay đổi tổng quan của nền kinh tế nước ta.
  • Chỉ số VN30-Index: đại diện cho nhóm 30 mã cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường cao và mức thanh khoản tốt nhất đang được niêm yết trên sàn HoSE. Cụ thể, nhóm cổ phiếu 30 chiếm đến 80% tổng giá trị vốn hóa thị trường và 60% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.
  • Chỉ số VNX AllShare: là chỉ số chung thể hiện sự biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên Sở GDCK Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở GDCK Hà Nội (HNX) đáp ứng tiêu chí sàng lọc về tư cách, tỷ lệ tự do chuyển nhượng và thanh khoản. VNAllShare giúp cho nhà đầu tư có thêm 1 chỉ số tham chiếu, khắc phục được tình trạng chỉ số bị bóp méo phản ánh không đúng diễn biến của thị trường.
  • Chỉ số HNX-Index: chỉ số được tính toán dựa trên sự biến động giá cả của toàn bộ mã cổ phiếu đang được niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hà Nội (HNX)
  • Chỉ số HNX30-Index: là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HNX có giá trị vốn hóa cao nhất và khả năng thanh khoản tốt nhất, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc của sàn HNX. 
  • Chỉ số UPCOM: là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu đang được niêm yết trên sàn UPCOM

 

2.3. Danh sách các cột trên bảng giá chứng khoán.

  • Cột “Mã CK” (Mã chứng khoán): Là danh sách các mã chứng khoán giao dịch đang được sắp xếp theo thứ tự từ A-Z. Mỗi công ty niêm yết đều được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp 1 mã chứng khoán riêng (thông thường là tên viết tắt của công ty đó). 

    Ví dụ: Tập đoàn VinGroup có mã CK là VIC, công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát Group có mã CK là HPG

  • Cột “TC” (Giá tham chiếu - Cột màu vàng): Là mức giá đóng cửa gần nhất trước đó. Giá tham chiếu là cơ sở để tính toán giá trần và giá sàn. Riêng sàn UPCOM, giá tham chiếu được tính theo giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất. 
  • Cột “Trần” (Giá trần - Cột màu tím): Là mức giá cao nhất nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua và lệnh bán trong ngày. Tại Sàn HOSE, Giá trần là mức giá tăng +7% so với Giá tham chiếu. Sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng +10% so với Giá tham chiếu. Sàn UPCOM sẽ là mức tăng +15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước.
  • Cột “Sàn” (Giá Sàn – Màu xanh lam): Là mức giá thấp nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. 

Lưu ý:

Màu xanh: là mức giá cao hơn Giá tham chiếu, nhưng không phải là Giá trần

Màu đỏ: là mức giá thấp hơn Giá tham chiếu, nhưng không phải là Giá sàn

Ý nghĩa của các cột trên bảng giá chứng khoán

Ý nghĩa của các cột trên bảng giá chứng khoán

  • Cột “Tổng KL” (Tổng khối lượng): là tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một ngày giao dịch. Cột này cho bạn biết được tính thanh khoản của cổ phiếu.
  • Cột “Bên mua”: Hệ thống hiển thị 03 mức giá đặt mua tốt nhất (giá đặt mua cao nhất) và khối lượng đặt mua tương ứng. Trong đó
    • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng. Lệnh đặt mua ở Giá 1 luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh đặt mua khác.
    • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá đặt mua cao thứ hai hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng. Lệnh đặt mua ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua ở mức Giá 1.
    • Tương tự, cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh đặt mua có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức Giá 2.
  • Cột “Bên bán”: Hệ thống hiển thị 03 mức giá chào bán tốt nhất (giá chào bán thấp nhất) và khối lượng chào bán tương ứng. Trong đó:
    • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá chào bán thấp nhất hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng. Lệnh chào bán ở Giá 1 luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh chào bán khác.
    • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá chào bán cao thứ hai hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng. Lệnh chào bán ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh chào bán ở mức Giá 1.
    • Tương tự, cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh chào bán có mức độ ưu tiên sau lệnh chào bán ở mức Giá 2.

Lưu ý:

Ngoài 03 mức Giá mua / Giá bán trên, thị trường vẫn còn các mức Giá mua / Giá bán khác, nhưng không được hiển thị (do không tốt bằng ba mức giá trên màn hình).

Khi có lệnh ATO hoặc ATC, thì các lệnh này sẽ hiển thị ở vị trí cột “Giá 1” và “KL 1” của “Bên mua” và “Bên bán” trên bảng giá chứng khoán

  • Cột “Khớp lệnh”: Là hệ thống cột bao gồm các cột “Giá”, “KL”, “+/-“. Trong thời gian giao dịch, ý nghĩa của các cột như sau:
    • Cột “Giá”: Mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày
    • Cột “KL” (Khối lượng khớp): Khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp
    • Cột “+/-“ (Tăng/Giảm giá): là mức thay đổi giá sao với Giá tham chiếu
  • Cột “Giá”: Là hệ thống cột bao gồm các cột “Giá cao nhất”, “Giá thấp nhất” và “Giá TB”
    • Giá cao nhất: Mức giá khớp cao nhất từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại.
    • Giá thấp nhất: Mức giá khớp thấp nhất từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại.
  • Cột “Dư mua / Dư bán”
    • Tại phiên Khớp lệnh liên tục: Dư mua / Dư bán biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp.
    • Kết thúc ngày giao dịch: Cột “Dư mua / Dư bán” biểu thị khối lượng cổ phiếu không được thực hiện trong ngày giao dịch
  • Cột “ĐTNN” (Đầu tư nước ngoài): Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch (gồm 2 cột Mua và Bán).
    • Cột “Mua”: Số lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài đã mua.
    • Cột “Bán”: Số lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài đã bán.

 

3. Kết luận 

Nắm rõ được cách đọc và xem bảng giá chứng khoán được xem như bài học vỡ lòng của tất cả nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán. Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích trên có thể giúp ích cho nhà đầu tư nhanh chóng làm quen với bảng giá từ đó đưa ra các quyết định đầu tư và chiến lược phù hợp. Đừng quên đọc những nội dung mới thường xuyên được cập nhật và chia sẻ tại: https://digiinvest.vn/kienthuc/

Digi Invest.

 Chia sẻ bài viết

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chuyên mục

Bài viết mới nhất

LIÊN HỆ

Form liên hệ TV

Digi invest logo

Công ty cổ phần Digi Invest hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp giải pháp công nghệ tài chính. Với thế mạnh về công nghệ, quy trình minh bạch, phát triển an toàn và là đơn vị tiên phong về việc cung cấp các giải pháp công nghệ tài chính, Digi Invest luôn cố gắng để trở thành một tổ chức, đối tác vững vàng, đáng tin cậy với Nhà Đầu tư

Số giấy phép Đăng ký kinh doanh số 0109908632 cấp ngày 17/2/2022, cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội

Số giấy phép đại lý phân phối chứng chỉ quỹ số 134/GCN-UBCK cấp ngày 21/6/2023, bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Địa chỉ: Tòa nhà Golden West, số 02 Lê Văn Thiêm, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
Số điện thoại: 1900.636.725
Số cố định: 024.7300.1662
Email: cskh@digiinvest.vn
Chưa có app MBBank
Đã có app MBBank
© 2023 Digiinvest.vn., All rights reserved.
Design by Gredo Việt Nam
envelopecrossmenu