Bước chân vào thị trường chứng khoán rất nhiều người trở lên giàu có nhưng cũng không ít người trở thành tay trắng. Vậy đâu là lý do dẫn chúng ta tới thị trường chứng khoán? Và đâu là lý do thành công hay thất bại trên thị trường chứng khoán? Tiếp tục ở lại hay rời bỏ tìm kiếm cơ hội đầu tư khác?
Những gì hoành tráng sôi động nhất luôn gây sự chú nhất. Sự hào nhoáng của thị trường chứng khoán khiến cho mọi người đến với nó như một thử thách – đam mê – hãnh diện và với mục đích làm giàu nhanh chóng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang có sự tăng trưởng tích cực trong vài năm gần đây. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều nhà đầu tư đã chuyển hướng đầu tư vào thị trường chứng khoán, dẫn đến sự tăng giá mạnh của nhiều cổ phiếu. Điều này tạo ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư đến từ những doanh nghiệp có tiềm năng và triển vọng tốt.
Để tận dụng được cơ hội làm giàu từ thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư cần có kiến thức về chứng khoán, kinh nghiệm đầu tư, cùng với sự tư duy và quyết định đúng đắn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần phải thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc đầu tư an toàn, đa dạng hóa danh mục đầu tư, không quá tập trung vào một cổ phiếu hay một ngành nghề, tránh rủi ro và đảm bảo lợi nhuận.
Chân ướt chân ráo lên Hà Nội học đại học trường NEU năm 2005, cũng chính là năm Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội khai trương và Thành lập Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Thông tin dư dả trên truyền hình và những bài học đầu đời của người thầy tiến sĩ du học tại Mỹ về, làm cho thằng sinh viên nghèo như tôi như bị hút vào thị trường này tự lúc nào.
Chứng khoán đã lôi cuốn tôi ngay từ năm thứ 2 đại học NEU năm 2007, thời điểm VN-Index tăng “không thể tưởng tượng nổi” lên mốc 1.000 điểm. Nhìn thằng bạn nghèo như mình cùng lớp năm 2006 đã có chiếc xe @ mà nể phục hỏi ra nó đã âm thầm vào thị trường chứng khoán, tôi quyết tâm vốn tự có và vay mượn từ bố mẹ và bạn bè từ số vốn 45.460.000 VNĐ (hai triệu đồng) để “lập nghiệp” và kiếm tiền ít nhất có thể có được chiếc xe Dylan để hãnh diện.
Vào thời điểm mà Internet đã tương đối phổ biến, nhưng các thông tin về tình hình cổ phiếu, thị trường phần lớn qua các kênh Truyền hình và Báo giấy, thời ấy cầm tờ báo Đầu tư chứng khoán đến lớp hay ngồi quán nước trà đá thôi cũng là “oai” lắm.
Cuối năm 2006, tôi chập chững bước vào thị trường với vốn kiến thức đang học từ thầy giáo bộ môn Chứng khoán và người bạn đi xe @. Những phiên giao dịch, trốn học phi lên Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội theo dõi bảng điện tử cả buổi sáng (Hồi đó thị trường chỉ giao dịch buổi sáng), con số nhảy mà lòng rạo rực tò mò. Tìm đến Công ty Chứng khoán Thăng Long (Hiện chuyển thành Công ty chứng khoán Quân đội – MBS), mở tài khoản qua bạn môi giới tại quầy.
Buổi đầu tiên, nhìn những Nhà đầu tư trên sàn tại Công ty Chứng khoán Thăng Long hội tụ đủ thành phần, từ người trẻ đến những người về hưu, từ bà nội trợ tới những người công chức tranh thủ “ăn cắp” thời gian. Họ dành cả thời gian để kiếm tiền điên cuồng, những cặp mắt chăm chăm dõi bảng điện từ, và lao ra ngoài bàn môi giới viết phiếu lệnh. Những người có điều kiện hơn sẽ dùng điện thoại để gọi điện đặt lệnh, nhưng thời điểm này hình thức phiếu lệnh bằng giấy luôn thể hiện sự điên cuồng của đám đông trước biến động VNIndex khoảng cuối năm 2006, đặc biệt tháng 1 năm 2007.
Là cậu sinh viên Khoa Đầu tư trường NEU, tôi theo dõi từng sự kiện lớn nhỏ, trong đó hâm mộ ông Bộ trường bấy giờ Trương Đình Tuyển dẫn đoàn đàm phán gia nhập tổ chức Thương mại thế giới – WTO, đã tác động vô cùng to lớn tới TTCK Việt Nam, đồng thời 1/1/2007 Luật Chứng khoán bắt đầu có hiệu lực. Toàn bộ gần 70 mã Cổ phiếu niêm trên sàn Chứng khoán như món hàng kim cương để các nhà đầu tư như con thiêu thân tranh giành.
Là cậu sinh viên, với sức khỏe nhưng nhỏ con, tôi luồn lệnh lên rất nhanh để khớp mã REE với giá 90.000 VNĐ/CP, sau một thời lên 140.000 VNĐ/CP, trong vòng hơn 1 tháng, hàng ngày tôi đến sàn chứng khoán Thăng Long chỉ để ngắm NAV của tôi tăng chóng mặt gần 60% trong thời gian ngắn ngủi. Các bà nội trợ cũng hung hăng đầu tư, hay những người giúp việc được ông bà chủ sai đi đặt lệnh, mọi thứ không khác như nong tằm ăn rỗi, choáng ngợp.
Từ 2 công ty niêm yết vào tháng 7 năm 2000, đã tăng lên 66 cuối năm 2006 với tổng giá trị vốn hóa lên 95.600 tỷ VNĐ. Sự củng cố vị thế quy mô thị trường khi có 04 ngân hàng nước ngoài tham gia cùng 08 công ty chứng khoán khác riêng trong năm 2006.
Xem thêm: Cổ phiếu là gì?
Thiên thời – Địa lợi – Nhân hóa, tôi và rất nhiều Nhà đầu tư khác tiếp tục vay vốn, gia tăng mua bằng mọi cách – bằng mọi giá, bởi mỗi một ngày mới tiền trong tài khoản chúng tôi tăng lên hơn tất cả nhóm ngành nào có thể tạo ra.
Nhưng cuộc vui nào cũng có lúc tàn, nốt thăng nào rồi cũng đến nốt trầm, muốn biết diễn biến như thế nào, kính mời độc giả đón đọc kỳ 2.
Công ty cổ phần Digi Invest hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp giải pháp công nghệ tài chính. Với thế mạnh về công nghệ, quy trình minh bạch, phát triển an toàn và là đơn vị tiên phong về việc cung cấp các giải pháp công nghệ tài chính, Digi Invest luôn cố gắng để trở thành một tổ chức, đối tác vững vàng, đáng tin cậy với Nhà Đầu tư
Số giấy phép Đăng ký kinh doanh số 0109908632 cấp ngày 17/2/2022, cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
Số giấy phép đại lý phân phối chứng chỉ quỹ số 134/GCN-UBCK cấp ngày 21/6/2023, bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước