Digi invest logo

Hướng dẫn đọc biểu đồ chứng khoán cho nhà đầu tư F0

Digi invest > Kiến Thức > Blog Digi Invest > Hướng dẫn đọc biểu đồ chứng khoán cho nhà đầu tư F0
Biểu đồ chứng khoán là gì?

Hướng dẫn đọc biểu đồ chứng khoán cho nhà đầu tư F0

Nắm rõ cách đọc biểu đồ chứng khoán là bước đầu tiên giúp nhà đầu tư nghiên cứu, phân tích thị trường. Cùng Digi Invest tìm hiểu các loại biểu đồ chứng khoán và cách đọc biểu đồ chứng khoán cho nhà đầu tư mới

1. Biểu đồ chứng khoán là gì?

Biểu đồ chứng khoán là đồ thị ghi nhận các thông tin về khối lượng giao dịch và giá của cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định. Dựa vào việc đọc và phân tích biểu đồ từng loại mã chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ) trên sàn giao dịch, nhà đầu tư có thể đoán được xu hướng của chứng khoán trong tương lai và đánh giá tiềm năng phát triển, xu hướng tăng hoặc giảm giá của thị trường.

Biểu đồ chứng khoán là gì?

Biểu đồ chứng khoán là gì?

2. Có mấy loại biểu đồ chứng khoán

Hiện nay có 3 loại 3 biểu đồ thường được sử dụng để thể hiện biến động giá trên sàn giao dịch

2.1. Biểu đồ hình thanh (HLC/ OHLC)

Biểu đồ hình thanh (HLC/OHLC) hiển thị các chỉ số như: Giá đóng cửa, mở cửa, giá trần và giá sàn cho từng khoảng thời gian.

Biểu đồ được cấu tạo bởi một đường thẳng đứng, thể hiện phạm vi giá được giao dịch trong phiên. Hai đường ngang thể hiện giá đóng và mở cửa: đường ngang kéo dài sang trái biểu thị giá mở cửa, trong khi đường ngang kéo dài sang bên phải biểu thị giá đóng cửa.

Các biểu đồ này cung cấp mô tả trực quan cơ bản và dễ hiểu về biến động giá. Các nhà đầu tư và nhà phân tích thường sử dụng các biểu đồ này để xác định xu hướng giá, mô hình biểu đồ cũng như các mức hỗ trợ và kháng cự. Các biểu đồ này đánh dấu giá mở cửa và giá đóng cửa, có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu xu hướng thị trường hiện tại và xác định các điểm mua bán. Tuy nhiên, do chỉ cho thấy giá và các con số nên nhà đầu tư thường tìm ra những mẫu mô hình giá dễ hơn. Điều này cũng loại bỏ yếu tố cảm xúc khi giao dịch trên thị trường.

Biểu đồ hình thanh được cấu tạo bởi một đường thẳng đứng

Biểu đồ hình thanh được cấu tạo bởi một đường thẳng đứng

2.2. Biểu đồ nến Nhật (Candlestick Chart)

Biểu đồ nến Nhật là một trong những phương pháp phân tích kỹ thuật phổ biến nhất hiện nay. So với biểu đồ hình thanh hay đường, biểu đồ nến Nhật thể hiện chi tiết và đầy đủ thông tin nhất giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan và dự đoán được xu hướng của thị trường. Biểu đồ nến Nhật cũng cung cấp các thông tin và chỉ số như giá mở và đóng cửa, giá trần và giá sàn. Cấu tạo của sơ đồ bao gồm 2 thành phần chính: thân nến và bóng nến nhằm thể hiện sự giao động giá trong một khung giờ nhất định. Phần bóng nến phía trên và phía dưới sẽ cho biết mức giá cao nhất và thấp nhất trong một thời gian nhất định.

Biểu đồ còn phản ánh được một phần cảm xúc đằng sau những chuyển động của giá, giúp dự đoán và phân tích về hành vi giá của thị trường.

Biểu đồ nến Nhật thể hiện chi tiết và đầy đủ thông tin nhất

Biểu đồ nến Nhật thể hiện chi tiết và đầy đủ thông tin nhất

2.3. Biểu đồ đường (Line Chart)

Không giống với sơ đồ trên, biểu đồ đường chỉ thể hiện giá đóng cửa của các cổ phiếu trong phiên giao dịch, các thông tin nối liền nhau thành 1 đường. Cách đọc biểu đồ chứng khoán này khá đơn giản, chỉ cần đọc từ trái sang phải.

Biểu đồ này trở nên thông dụng bởi một số nhà đầu tư cho rằng giá đóng cửa là quan trọng nhất trong phiên và cho biết tình hình giá. Tuy nhiên vì chỉ có một thông tin nên biểu đồ này sẽ khó để phân tích toàn bộ tình hình và xu hướng của thị trường.

Biểu đồ đường chỉ thể hiện giá đóng cửa của các cổ phiếu trong phiên giao dịch

Biểu đồ đường chỉ thể hiện giá đóng cửa của các cổ phiếu trong phiên giao dịch

3. Các thông tin trên biểu đồ chứng khoán

Để biết cách đọc biểu đồ chứng khoán thì cần phải nắm được các thông tin cơ bản được hiển thị trên biểu đồ, bao gồm:

  • Tên và mã cổ phiếu, biến động giá trong ngày.
  • Khoảng thời gian giao dịch.
  • Các loại biểu đồ chứng khoán.
  • Các chỉ báo kỹ thuật.
  • Biến động giá và đường trung bình giá.
  • Mã giao dịch của các cổ phiếu và các mốc thời gian giao dịch.
  • Các mức giá: Giá sàn, giá trần, giá mở cửa và đóng cửa.

4.Hướng dẫn đọc biểu đồ chứng khoán

4.1. Khối lượng giao dịch

Khối lượng giao dịch (Volume) đánh giá mức độ quan tâm, nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư, xu hướng giá và tiềm năng tương lai của cổ phiếu. Sự thay đổi của khối lượng giao dịch cũng là tín hiệu cho sự biến động giá mà nhà đầu tư cần lưu ý.

Nếu khối lượng giao dịch ít và giá có xu hướng giảm, dự báo giá có khả năng tăng lại vì giá giảm nhưng thị trường không hấp dẫn với nhà đầu tư và có thể thị trường sẽ tăng điều chỉnh.

Khối lượng giao dịch nhiều nhưng giá giảm là dấu hiệu dự đoán giá có khả năng sẽ tiếp tục giảm thêm vì đang có nhiều người giao dịch.

Trong trường hợp giao dịch khối lượng ít và giá tăng, thể hiện nhà đầu tư đang không còn tin tưởng vào một xu hướng tăng tiếp diễn, lúc này thị trường có khả năng giảm điều chỉnh.

Sự thay đổi của khối lượng giao dịch cũng là tín hiệu cho sự biến động giá

Sự thay đổi của khối lượng giao dịch cũng là tín hiệu cho sự biến động giá

4.2. Các chỉ báo chứng khoán

Có nhiều chỉ báo được trader dùng để phân tích kỹ thuật và đưa ra dự đoán xu hướng rất chính xác. Có 2 loại chỉ báo cơ bản gồm:

  • Chỉ báo xu hướng (đường trung bình động MA): Xác định xu hướng tổng thể của giá cổ phiếu đang lên hay xuống.
  • Chỉ báo động lượng (MACD hoặc RS): Đánh giá sức mạnh của biến động giá, từ đó tìm ra các điểm vào lệnh phù hợp.
  • Chỉ báo RSI dùng để xác định quá mua (overbought) hoặc quá bán (oversold) của thị trường. RSI được thể hiện dưới dạng biểu đồ dao động hình sóng trên thang điểm từ 0 đến 100.

4.3. Chú ý về yếu tố thời gian

Là khoảng thời gian mà nhà đầu tư chọn để xem xét và phân tích. Khung thời gian được chia làm 3 giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn có những khung thời gian giao dịch trên biểu đồ tương ứng.

Khi xem xét và phân tích cần chú ý đến khung thời gian: Ngắn hạn (theo phút), trung hạn (theo ngày, giờ), dài hạn (theo tuần, tháng, năm)

  • Khung thời gian dài hạn: 1Y, 1M, 1W (year, month, week)
  • Khung thời gian trung hạn: 1D, 4H, 1H (day, hour)
  • Khung thời gian ngắn hạn: 5m, 15m, 30m (minute)
Yếu tố thời gian là khoảng thời gian mà nhà đầu tư chọn để xem xét và phân tích

Yếu tố thời gian là khoảng thời gian mà nhà đầu tư chọn để xem xét và phân tích

4.4. Mức hỗ trợ và kháng cự

Mức hỗ trợ là mức giá mà tại đó xu hướng giảm thường bị chặn lại và đảo chiều thành xu hướng tăng.

Mức kháng cự là một mức giá mà tại đó xu hướng tăng thường không thể tăng hơn nữa và thường xu hướng bị đảo chiều thành giảm.

Hi vọng với những kiến thức được Digi Invest chia sẻ trên bài viết giúp ích cho nhà đầu tư trong việc đọc và phân tích biểu đồ chứng khoán để tìm ra chiến lược đầu tư phù hợp cho bàn thân mình. Tiếp tục theo dõi những bài viết về đầu tư được cập nhật trên website của Digi Invest hàng ngày nhé!

Đọc thêm về Hướng dẫn đọc bảng giá chứng khoán.

 Chia sẻ bài viết

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chuyên mục

Bài viết mới nhất

LIÊN HỆ

Form liên hệ TV

Digi invest logo

Công ty cổ phần Digi Invest hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp giải pháp công nghệ tài chính. Với thế mạnh về công nghệ, quy trình minh bạch, phát triển an toàn và là đơn vị tiên phong về việc cung cấp các giải pháp công nghệ tài chính, Digi Invest luôn cố gắng để trở thành một tổ chức, đối tác vững vàng, đáng tin cậy với Nhà Đầu tư

Số giấy phép Đăng ký kinh doanh số 0109908632 cấp ngày 17/2/2022, cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội

Số giấy phép đại lý phân phối chứng chỉ quỹ số 134/GCN-UBCK cấp ngày 21/6/2023, bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Địa chỉ: Tòa nhà Golden West, số 02 Lê Văn Thiêm, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
Số điện thoại: 1900.636.725
Số cố định: 024.7300.1662
Email: cskh@digiinvest.vn
Chưa có app MBBank
Đã có app MBBank
© 2023 Digiinvest.vn., All rights reserved.
Design by Gredo Việt Nam
envelopecrossmenu